Bạn đang nằm vật trên giường với cơn ốm mà chẳng biết thứ gì đang hành hạ bạn? Virus hay vi khuẩn? Chúng có gì khác nhau? Làm cách nào để phòng ngừa và tiêu diệt chúng?
Mặc dù vi khuẩn và virus đều có thể khiến bạn ốm nhừ theo cách giống nhau, chúng lại là những sinh vật cực kỳ khác nhau. Hiểu biết về sự khác biệt này sẽ giúp bạn nắm bắt được rõ thông tin về những phương pháp điều trị mà bạn đang thực hiện cũng như đem lại cho bạn hiểu biết tốt hơn về sinh học phức tạp đang diễn ra bên trong cơ thể mình.
Sự khác biệt cơ bản
Đây là những khác biệt lớn nhất giữa vi khuẩn và virus về mặt kích cỡ, nguồn gốc, và tác hại lên cơ thể người.
Virus là dạng sống nhỏ nhất và đơn giản nhất; chúng nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 tới 100 lần.
Vi khuẩn là sinh vật đơn bào sống cả bên trong lẫn bên ngoài tế bào khác. Chúng có thể tồn tại mà không cần tới tế bào túc chủ. Còn virus, chỉ có thể kí sinh nội bào, nghĩa là chúng xâm nhậm vào tế bào chủ và sống bên trong tế bào. Virus thay đổi vật liệu di truyền của tế bào chủ để khiến chúng không hoạt động bình thường và để virus tự nhân lên.
Kháng sinh không thể diệt virus, nhưng có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, trừ những vi khuẩn đã trở nên kháng kháng sinh. Sử dụng sai cách hay quá liều kháng sinh đã dẫn tới kháng kháng sinh.
Sự khác nhau trong việc sản sinh
Virus cần tới một vật chủ sống để nhân lên, như thực vật hay động vật. Trong khi hầu hết vi khuẩn có thể phát triển trên những bề mặt không có sự sống.
Vi khuẩn có đủ “máy móc thiết bị” (bào quan) để phát triển và nhân lên và thường sinh sản vô tính.
Đối lập lại, virus thường chỉ chứa thông tin – DNA hoặc RNA, bao quanh bởi lớp vỏ protein. Chúng cần bào quan của tế bào chủ để sản sinh. Phần “chân” của virus sẽ bám vào bề mặt tế bào và rồi vật liệu di truyền bên trong virus sẽ được truyền vào tế bào. Nói cách khác, virus không thực sự “sống”, chỉ cơ bản là thông tin (DNA hay RNA) trôi nổi cho tới khi chúng gặp vật chủ phù hợp.
Vắc xin và Kháng sinh
Vi khuẩn rõ ràng là sinh vật sống. Với chúng, ta có thể sử dụng cả vắc xin và kháng sinh để phòng ngừa và tiêu diệt.
Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên, có thể là vi khuẩn và virus đã bị giảm độc lực hoặc các vi sinh vật bất hoại, đã chết hay chế phẩm từ vi sinh vật, dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động. Vắc xin sẽ khiến hệ miễn dịch “ghi nhớ” và tạo ra kháng thể chống lại nó. Khi bạn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thực sự, hệ miễn dịch sẽ nhận ra và có khả năng chống lại.
Còn kháng sinh, là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và để hệ miễn dịch tự xử lý. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử. Tuy nhiên, kháng sinh lại không thể tiêu diệt virus. Bởi chúng là một thứ hoàn toàn khác.
Virus có gì đó giống với zombie: chúng không chết, nhưng cũng chẳng hề sống. Lấy ví dụ, virus có một vài đặc điểm của sự sống, như có vật liệu di truyền, tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên, và có thể sản sinh bằng cách tự nhân lên. Tuy nhiên, virus lại không có cấu trúc tế bào hay tự trao đổi chất; chúng cần tới tế bào túc chủ để sản sinh.
Theo khía cạnh khác, về cơ bản thì virus không phải sinh vật sống. Khi chúng không xâm nhậm vào tế bào sống khác, virus về cơ bản là không hoạt động. Không có quá trình sinh học nào xảy ra bên trong chúng. Chúng không thể chuyển hóa chất dinh dưỡng, sản xuất hay bài tiết chất thải, hay tự di chuyển. Chúng khá giống với những thứ vô tri. Chúng sẽ không thể tồn tại ở trạng thái “không sống” này trong một thời gian dài.
Khi virus tiếp xúc với một tế bào mà nó có thể xâm nhập. Nếu hệ miễn dịch nhận diện ra nó là kẻ xâm nhập, nó sẽ bị tiêu diệt trước khi tiếp xúc được với một tế bào. Nếu không, quá trình lây nhiễm sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp vỏ protein bị loại bỏ, chúng chỉ hoạt động nhờ ARN hoặc AND của mình, khiến cho chúng cực kì khó để nhận biết. Kháng sinh diệt virus cũng sẽ đồng nghĩa với việc diệt tế bào chủ, trong khi kháng sinh biết tấn công chọn lọc vẫn là một thử thách rất lớn.
Vì vậy ta chỉ có thể phòng ngừa virus nhờ vắc xin, hoặc sử dụng một số thoại thuốc chống virus bằng cách can thiệp vào quá trình gắn vào tế bào của virus hoặc ngăn chặn vật liệu di truyền của virus bên trong tế bào chủ.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng