Gió 'bị oan', có yếu tố con người trong vụ tàu 220.000 tấn mắc kẹt tại kênh đào Suez?
Gió "bị oan" trong vụ tàu Ever Given bị mắc kẹt ở kênh đào Suez.
Trong tuyên bố gần đây của Giám đốc cơ quan quản lý kênh đào Suez, ông Osama Rabie, việc gió mạnh trong bão cát không phải là nguyên nhân chính khiến con tàu EverGiven đâm vào bờ cát mà có thể là do yếu tố kỹ thuật hay con người.
"Gió mạnh và bão cát không phải là nguyên nhân chính khiến con thuyền mắc cạn, mà có thể là do lỗi kỹ thuật hay do sai lầm của con người", ông Rabie tuyên bố.
Dữ liệu ghi lại cho thấy EverGiven đã chạy với vận tốc 13,5 Knots vào lúc 7h28 sáng ngày 23/3, chỉ 12 phút trước khi tai nạn diễn ra. Vận tốc này nhanh hơn mức trần 7,6 Knots, tương đương 13,8km/h mà kênh đào Suez cho phép các tàu hàng được vận hành qua đây.
Một con tàu chở hàng to chẳng kém khác là Maersk Denver đi đằng sau EverGiven cũng chỉ dám để tốc độ 10,6 Knots vào 7h28 sáng cùng ngày do ảnh hưởng của bão cát.
Cũng theo giám đốc Rabie, dù là nguyên nhân gì thì tất cả các yếu tố gây ra tai nạn trên cũng đang được điều tra làm rõ. Khi được hỏi bao giờ tàu EverGiven được giải cứu, ông Rabie cho biết có thể trong nay mai tùy vào mức độ thủy triều.
Tàu EverGiven với chiều dài hơn 4 sân bóng đá xếp lại đã chắn ngang con tuyến đường huyết mạch của giao thương quốc tế. Kênh đào Suez hiện chiếm đến 12% tổng số hàng hóa vận tải trên toàn thế giới và bình quân mỗi ngày có khoảng 50 con tàu đi qua đây.
Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez đang chặn dòng hàng gần 10 tỷ USD mỗi ngày chạy qua đây, tương đương khoảng 400 triệu USD/h. Hiện khoảng 321 tàu chở hàng đang xếp hàng để được thông quan qua kênh Suez và số lượng này sẽ còn tăng nhanh qua từng ngày.
Công cuộc giải cứu tàu EverGiven diễn ra khá khó khăn do thủy triều xuống khiến con tàu mắc cạn. Các nhân viên đang cố đào cát để làm nổi con thuyền và dùng dây kéo nó ra khỏi khu vực tai nạn. Tuy nhiên thủy triều thấp cùng việc trầm tích trôi cùng dòng nước bám vào đáy thuyền ngày một nhiều khiến tiến trình giải cứu trở nên thách thức hơn.
"Loại đất mà chúng tôi đang phải xử lý rất khó để đào ra. Trong khi thủy triều thấp, gió mạnh, tàu to và nặng ảnh hưởng rất lớn đến việc giải cứu", ông Rabie nhấn mạnh.
Giám đốc Rabie cho biết họ đã đào được khoảng trống sâu 18m và hy vọng đưa con tàu thoát khỏi kênh đào sớm. Bánh lái và chân vịt của con tàu đã hoạt động được trở lại nhưng vẫn chưa rõ bao giờ con tàu sẽ được giải cứu.
Theo ước tính của ông Rabie, bình quân mỗi ngày Ai Cập thiệt hại khoảng 12-14 triệu USD nguồn thu cho ngân sách vì kênh đào Suez bị tắc nghẽn.
"Chúng tôi đang tiếp tục nạo lớp trần tích với các công cụ bổ sung", Chủ tịch Yukito Higaki của Shoei Kisen, công ty sở hữu tài EverGiven nói kèm lời xin lỗi vì đã gây ra rắc rối trên cho kênh đào cũng như giao thương trên toàn cầu.
Đến thời điểm hiện tại, truyền thông vẫn chưa nhận được tin thành công nào từ việc giải cứu tàu EverGiven.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng