Giới tình báo Mỹ có một trang Wikipedia của riêng mình và đây là những hình ảnh về nó giờ mới được hé lộ
Mô phỏng tương tự giao diện và cách hoạt động của trang Wikipedia thật sự, nhưng nó lại là một phiên bản dành cho những người làm trong ngành tình báo Mỹ.
Có thể nhiều người đã biết đến Wikipedia, nơi tập trung kiến thức để chia sẻ cho mọi người trên thế giới, tuy nhiên ít ai biết được rằng, các cơ quan tình báo của Mỹ cũng có một phiên bản Wikipedia cho riêng họ, chỉ có điều, nó là thứ tối mật, không công khai chia sẻ cho mọi người.
Được đặt tên là Intellipedia, chỉ được mọi người biết đến sau khi trang web MuckRock.com đề cập đến nó trong một câu chuyện về “Conch Republic”, một cuộc biểu tình tại thành phố Key West, Mỹ vào năm 1982.
Hệ thống này đã được sử dụng từ cuối năm 2005 đến nay, khi CIA thử nghiệm việc hợp tác giữa các cơ quan. Kể từ đó, 16 cơ quan tình báo Mỹ đã có cùng một trang Wiki để cùng chia sẻ và chỉnh sửa thông tin. Trang web này được chia thành 3 phiên bản khác nhau: tuyệt mật, mật và nhạy cảm nhưng không được coi là mật.
Bạn cần có thông tin hợp lệ để truy cập được vào hệ thống này, điều này có nghĩa là website đó hạn chế với công chúng nói chung. Nhưng với nhiều yêu cầu theo đạo luật Tự do thông tin (Freedom of Information Act: FOIA), các cơ quan tình báo đã phải công khai một số đề mục trên website này.
Dưới đây là một số hình ảnh về website này:
Trước khi bạn có thể truy cập vào Intellipedia, bạn cần đăng nhập qua website Intelink, với cảnh báo rằng, đây là một máy chủ của chính phủ Mỹ. Nếu bạn cố gắng truy cập vào website này mà không được phép, bạn có thể bị truy tố hình sự.
Có một số tùy chọn để đăng nhập: Nếu bạn có VPN thích hợp, bạn có thể đăng nhập vào nó từ xa qua Internet, hoặc bạn có thể sử dụng một CAC (Common Access Card) – thẻ truy cập thông thường. Đưa thẻ của bạn vào máy đọc thẻ để xác nhận.
Theo tờ The San Francisco Chronicle, Google là người cung cấp phần mềm tìm kiếm và các máy chủ cho mạng lưới Intellipedia. Các máy chủ này xử lý rất nhiều băng thông, và được sử dụng nhiều nhất cho phiên bản Intellipedia tuyệt mật.
Các thống kê được tiết lộ vào năm 2014, theo yêu cầu của đạo luật FOIA cho thấy phiên bản tuyệt mật của trang này hiện có 255.402 người dùng đã đăng ký. Trang Wiki này đã có 113.379 đề mục với hơn 290 triệu lượt view và khoảng 6,2 triệu chỉnh sửa.
Tất nhiên, chúng ta sẽ bị chặn không cho đăng nhập. Nhưng các yêu cầu từ đạo luật FOIA cho một số bài viết cùng một số ảnh chụp màn hình công khai ít nhất cũng giúp chúng ta có cái nhìn về hoạt động bên trong nó.
Trên trang Wikipedia thực sự, một số người dùng đã đăng tải vài ảnh chụp màn hình không bị cấm về hệ thống này. Từ các hình ảnh đó, trông nó có vẻ gần giống với trang Wikipedia thực, sự khác biệt lớn nhất nằm ở các thanh kẻ ngang lớn với các màu sắc khác nhau cho thấy phân loại của bài viết.
Nhưng vẫn có một số khác biệt giữa phiên bản cho các cơ quan tình báo.
Không giống như Wikipedia, phần trên và dưới cùng của mỗi bài viết đều có các đánh dấu phân loại, giống như nhãn “không phải mật”. Cũng có những phần được gắn nhãn (U), với cùng ý nghĩa. Bài viết về Conch Republic đã được truy cập 763 lần.
Không rõ quán bar này có hành vi mờ ám gì không khi xuất hiện trên website này.
Bài viết về thành phố Vatican, đã được truy cập hơn 10.000 lần, có nội dung hoàn toàn với bài viết trên trang Wikipedia thực sự. Thay vào đó, nó đi thẳng đến những gì mà các nhà phân tích tình báo cần biết: các mối đe dọa với nơi này.
Một website khác, có tên gọi The Black Vault, đã gửi yêu cầu đến Intellipedia trong nhiều năm nay để công khai một số bài viết trên trang web mật này. Người lập ra The Black Vault, ông John Greenewald, đã công bố nhiều bài viết về các chủ đề như cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn, vụ ám sát John F. Kenedy và UFO.
Trên đây là những gì Intellipedia nói về vụ việc Vịnh Con Lợn, cuộc xâm lược bất thành Cuba của lực lượng bán quân sự do CIA hậu thuẫn, nỗi xấu hổ của chính quyền Kenedy vào những năm 1960. Bài viết này trước đây được đóng dấu mật.
Trong khi một số người theo thuyết âm mưu tin rằng CIA đã nhúng tay vào vụ ám sát Kenedy, và họ không kỳ vọng rằng trang Intellipedia sẽ ủng hộ quản điểm đó. Bài viết về chủ đề này tập trung vào cuộc điều tra của CIA xem liệu việc ám sát tổng thống có phải là một âm mưu của KGB hay không.
Intellipedia không nói gì nhiều về UFO. Bức ảnh này gần như là toàn bộ bài viết về nó.
Ông Greenewald cũng cho biết, The Black Vault đã nhận được phản hồi “không có báo cáo” về các chủ đề như chiếc máy bay ném bom B-21, hacker Guccifer hay các hiện tượng siêu nhiên, huyền bí.
Nhưng điều thú vị nhất là bài viết về Edward Snowden trong phiên bản tuyệt mật của Intellipedia. Năm 2014, sau khi nhận được yêu cầu về chủ đề này, những gì người ta nhận được chỉ là một trang giấy trắng.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng