Giới trẻ Trung Quốc áp dụng triết lý sống 'thả lỏng' để chống lại áp lực từ văn hóa làm việc '996'
Đến muộn, về sớm, tranh thủ rời văn phòng mọi lúc có thể để trốn việc là cách nhiều người trẻ Trung Quốc phản ứng với các quy tắc xã hội khiến họ cảm thấy lo lắng và tuyệt vọng.
Mua một bình giữ nhiệt lớn và đổ đầy trà thảo mộc hoặc rượu whisky, sau đó coi nó như một người bạn đồng hành bên bàn làm việc.
Đặt lời nhắc trên điện thoại của bạn để uống 8 cốc nước mỗi ngày và rời khỏi bàn làm việc cứ sau 50 phút để lấy lượng nước đó.
Bắt đầu thực hiện các động tác co duỗi hoặc plank 15 phút trong phòng chứa đồ ở văn phòng.
Đặt mục tiêu trở thành người sử dụng nhiều giấy vệ sinh nhất công ty.
Trên đây là một số mẹo để làm thế nào cảm nhận được sự "thả lỏng" trong công việc, được cung cấp bởi Massage Bear, một blogger người Trung Quốc, đang rất nổi tiếng trên mạng xã hội Weibo và đã thu hút hơn nửa triệu người theo dõi. Triết lý "bắt cá tay không" của bà, một cụm từ tiếng Trung đồng nghĩa với việc uể oải trong công việc, đã gây được tiếng vang trong những tháng gần đây đối với nhiều thế hệ thanh niên trẻ ở Trung Quốc, những người ngày càng kiệt sức bởi những cuộc đua tranh khốc liệt hơn bao giờ hết ngoài xã hội.
Bắt cá bằng tay không là một việc không tạo ra hiệu quả, nhưng lại tạo ra cảm giác bận rộn và chăm chỉ.
Triết lý này liên quan đến một câu tục ngữ của Trung Quốc có câu "thừa nước đục thả câu", nghĩa là có thể sử dụng một cuộc khủng hoảng hoặc thời kỳ hỗn loạn vì lợi ích cá nhân. Đó là một cách suy nghĩ đã trở nên ngày càng phù hợp hơn trong năm nay, khi dịch COVID-19 bùng phát đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân ở Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung vào năm 2020. Và nó, cũng làm trầm trọng thêm một quan điểm ý thức phổ biến của thế hệ trẻ, rằng ngày càng khó vươn lên trong xã hội.
Trong khi có nhiều tỷ phú hơn bao giờ hết, ở Trung Quốc, các gia đình nghèo đã phải chịu đựng nhiều hơn do thiếu hỗ trợ tài chính từ chính phủ, với các nỗ lực kích thích chủ yếu nhắm vào các doanh nghiệp. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng đã khiến nhiều người cảm thấy lo lắng về triển vọng ngày càng ảm đạm của họ, và khiến một số người từ chối các chuẩn mực xã hội xung quanh công việc và vấn đề năng suất.
Massage Bear, người từ chối cho biết tên thật của mình, là điển hình của một cách nổi dậy thụ động đối với tầng lớp vô sản trẻ. Blogger này nói rằng cô ấy không cố gắng khiến mọi người trốn tránh công việc. Nhưng cô ấy nghĩ mọi người nên đặt câu hỏi tại sao họ làm việc quá nhiều chỉ để gây ấn tượng với sếp hoặc cạnh tranh với đồng nghiệp.
"Phản ứng cuồng nhiệt từ mọi người đối với triết lý 'bắt cá tay không' của tôi, là biểu hiện của sự thất vọng đối với cơ chế phản hồi mà các tập đoàn hoặc xã hội dành cho những người trẻ đang làm việc", nữ blogger này chia sẻ. "Mọi người cảm thấy dù họ có làm bao nhiêu công việc đi chăng nữa thì họ vẫn được trả lương như nhau, trong khi sếp của họ có thể đổi ba chiếc ô tô trong hai năm vì sự chăm chỉ của nhân viên".
Làm sâu sắc thêm sự lo lắng
Thế hệ Millennial Trung Quốc đang ngày càng nghiêng về các triết lý tương tự như "bắt cá tay không" của Massage Bear, trong bối cảnh giá cả leo thang nhà ở, áp lực chăm sóc giá đình và việc khó tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy hay chất lượng giáo dục. Những biểu hiện trước đây của những triết lý dạng này đều tạo nên một đức tính chung là thiếu động lực hoặc thiếu tham vọng.
Nó hoàn toàn trái ngược với những gì đã thúc đẩy thế hệ cha mẹ của họ, đó là niềm tin, được thúc đẩy bởi chính phủ, rằng làm việc chăm chỉ sẽ mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn và tích lũy của cải lớn hơn. Tỷ phú công nghệ Jack Ma, người sinh năm 1964 và bắt đầu sự nghiệp là một giáo viên tiếng Anh, là minh chứng cho lý tưởng này khi ông nói rằng làm việc theo văn hóa "996" - 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần - là một điều may mắn với nhân viên.
Những lợi ích thu được từ sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc, bắt đầu từ những năm 1980, đã củng cố mối liên hệ giữa làm việc quá sức và thành công tài chính. Kể từ những năm 1980, cuộc sống của nhiều người Trung Quốc đã được cải thiện qua một số chỉ số, bao gồm mức tăng GDP bình quân đầu người hàng năm từ dưới 1.000 USD năm 2000 lên hơn 10.000 USD vào năm 2019. Nhiều người Trung Quốc bình thường đã đi từ việc coi máy giặt hoặc TV là tài sản quý giá nhất của họ để chuyển sang sở hữu tài sản và xe hơi, thậm chí có thể đi du lịch nước ngoài thường xuyên, một lối sống mà ít người nghĩ là có thể thực hiện được cách đây ba thập kỷ.
Nhưng đối với một thế hệ trẻ, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp trung lưu, việc tái tạo thành công của các thế hệ trước ngày càng trở nên khó khăn, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại. Và mặc dù Trung Quốc đã phục hồi nhanh hơn so với các nước khác trong năm nay, sự bùng phát của đại dịch do coronavirus ở nước này vẫn khiến GDP hàng quý giảm lần đầu tiên trong gần 30 năm và có thể là mức tăng trưởng kinh tế hàng năm chậm nhất, kể từ những năm 1970. Và những điều kiện này chỉ làm trầm trọng thêm mối quan tâm của những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp ở Trung Quốc về triển vọng tương lai của họ.
Thời đại của "sự xâm nhập"
Những người trẻ tuổi hơn đang cảm thấy lo lắng dữ dội, và tình hình trầm trọng hơn bởi đại dịch, đã thúc đẩy một cuộc thảo luận rộng rãi hơn về một khái niệm học thuật mang tên: neijuan. Được dịch là "sự xâm nhập", thuật ngữ này lần đầu tiên được áp dụng cho nông nghiệp, đã mô tả các điều kiện trong đó một xã hội ngừng phát triển, và thay vào đó bắt đầu trì trệ trong nội bộ. Sản lượng gia tăng và cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng không mang lại kết quả rõ ràng hoặc đột phá sáng tạo, công nghệ.
Neijuan đã trở thành một chủ đề nóng trên Internet ở Trung Quốc và trong các báo cáo truyền thông năm nay như một từ "ghi lại sự bất hạnh của đô thị Trung Quốc". Nó bao gồm những lời phàn nàn về việc công việc của họ trở nên quá "bất khả kháng" - có tính cạnh tranh hơn với ít phần thưởng tương ứng - và rất có thể sẽ được thảo luận trên Weibo bởi những người lao động với tư cách là tài xế giao đồ ăn.
Một ví dụ được trích dẫn để minh họa hiện tượng này là một thông báo tại một khu chợ rau ở Vũ Hán cấm sử dụng lao động nữ trên 45 tuổi và lao động nam trên 50 tuổi, với lý do cần phải "nâng cấp dịch vụ". Trong một xã hội "bất khả xâm phạm", nhu cầu công việc quá cao nên tuổi tác và kinh nghiệm trở thành trách nhiệm pháp lý. Trong một ví dụ khác, một sinh viên tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng của Trung Quốc đã được chụp ảnh đang gõ máy tính xách tay khi đang đạp xe. Áp lực phải nổi bật tại ngôi trường ưu tú này đã trở nên gay gắt đến mức ngay cả việc đi lại cũng trở thành cơ hội để tối đa hóa đầu ra.
Clarisse Zhang, làm việc tại Thượng Hải là một trong những người trẻ tuổi cảm thấy mình đã bỏ lỡ một thời kỳ vàng son, khi chỉ cần làm việc chăm chỉ sẽ đồng nghĩa với một tấm vé đến với cuộc sống tốt đẹp hơn. Người lập trình viên này đã trở thành một trong những người nhiệt tình với triết lý "bắt cá tay không". Bây giờ, cô đến nơi làm việc sau 10 giờ sáng và rời văn phòng lúc 11h30 để ăn trưa, với bữa trưa có thể kéo dài hơn ba tiếng.
"Đôi khi tôi đặt các cuộc hẹn giả trên lịch của mình để phòng trường hợp có ai đó hỏi", cô chia sẻ, Cô cũng sẽ ngủ trưa hoặc đọc sách trong xe của mình, đậu gần văn phòng, khi không muốn làm việc.
"Xu hướng 'bắt cá tay không' gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc", nữ nhân viên đang làm việc tại một công ty Internet nổi danh này cho biết:. "Những người có năng lực cạnh tranh đang sử dụng tất cả sức mạnh của mình để loại bỏ đối thủ, trong khi những người như tôi, những người không có năng lượng đó, đã chọn cách nằm xuống và trở thành kẻ thua cuộc vui vẻ".
"Đằng sau xu hướng 'xâm nhập' và 'bắt cá tay không' là nhận thức sâu sắc của giới trẻ về hệ thống xã hội rộng lớn và cơ chế cạnh tranh mà họ từng bỏ lỡ, và cũng phản ánh sự bất mãn của họ đối với văn hóa làm việc cường độ cao như '996'", một phân tích đăng trên tài khoản WeChat của Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong viết.
Còn với blogger Massage Bear, cô nói rằng đằng sau sự hấp dẫn của việc nghỉ việc, cô đã thấy nhiều người trẻ "tìm cách tiến bộ trong cuộc sống" mà không đánh cược mọi thứ vào công việc hàng ngày của họ.
"Rất nhiều bạn bè của tôi đang tham gia các kỳ thi để lấy chứng chỉ trong các lĩnh vực như luật hoặc tài chính, sau khi họ nghỉ việc", cô nói.
Phân tích trong bài viết của Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong cũng lặp lại quan điểm này: "Về cơ bản, sự tập trung của mọi người không phải là tìm ra những mánh khóe cho phép họ thả long. Đúng hơn, họ vẫn muốn tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân giữa những rạn nứt của cấu trúc xã hội cứng nhắc ".
Tham khảo QZ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng