Glomar Explorer, con tàu được thiết kế để CIA "đánh cắp" tàu ngầm của Liên Xô từ dưới đáy dại dương
Con tàu này cũng mở ra sự phát triển của ngành khai thác tài nguyên khoáng sản dưới đáy đại dương, khi mà đây chính là "vỏ bọc" được CIA dựng nên để che mắt Liên Xô và dư luận.
Giữa thời kỳ chiến tranh lạnh, một chiếc tàu ngầm của Liên Xô bất ngờ chìm xuống dưới đáy Thái Bình Dương. Con tàu này có tên K-129, mang theo 100 thủy thủ cùng với rất nhiều tên lửa hạt nhân. Nhận ra rằng đây là cơ hội tuyệt vời để có thể chạm tay vào bí mật quân sự của đối phương, lực lượng hải quân Hoa Kỳ đã quyết định ra tay đánh cắp con tàu ngầm của Liên Xô từ dưới đáy đại dương.
Cuốn sách mang tên "The Taking of K-129: How the CIA Used Howard Hughes to Steal a Russian Sub", được nhà báo Josh Dean viết nên để kể lại câu chuyện của dự án đã từng nằm trong màn bí mật nói trên. Việc đánh cắp con tàu ngầm dưới đáy đại dương "ngay trước mũi" của Liên Xô đòi hỏi rất nhiều kinh phí cũng như cần đến những công nghệ tân tiến nhất lúc bấy giờ, cùng với một câu chuyện hợp lý để che mắt Liên Xô cũng như dư luận.
Con tàu được CIA thiết kế cho nhiệm vụ này mang tên Glomar Explorer, và là con tàu to nhất từng được ra khơi trong lịch sử Mỹ. Phần thân tàu dài tới gần 200 mét, và bên trong có chứa một cánh tay máy khổng lồ để kéo K-129 vào bên trong con tàu.
Với kích thước khổng lồ như vậy, con tàu Glomar Explorer không thể hoạt động một cách bí mật được. Vậy nên, CIA phải bịa ra một câu chuyện xung quanh con tàu này để che mắt giới truyền thông, cũng như chủ nhân thực sự của K-129: Liên Xô khỏi mục đích thực sự khi đưa con tàu ra khơi. Và thế là, câu chuyện về một chuyến tàu thử nghiệm ngành khai thác dưới đáy đại dương do tỷ phú Howard Hughes thực hiện đã được dựng nên. Nhằm tăng tính thực tế của câu chuyện này, CIA đã thuê các chuyên gia và nhà khoa học viết các báo cáo về việc khai thác dưới đáy biển, cũng như tổ chức những buổi họp báo giới thiệu con tàu Glomar Explorer cùng với sứ mệnh "khai phá ngành công nghiệp mới".
Trên giấy tờ, con tàu khổng lồ này mang theo mình sứ mệnh khai phá ngành công nghiệp mới
"Đó là công cụ chuyên dụng nhất từng được Hoa Kỳ sản xuất ra," Josh Dean chia sẻ trong một bài phỏng vấn. "Sứ mệnh của con tàu Glomar Explorer không phải là khai phá một ngành công nghiệp mới, mà là để đánh cắp một con tàu ngầm nặng gần 900 tấn từ dưới đáy biển sâu." Trước đó, trên cả thế giới không có bất cứ một con tàu nào có thể thực hiện được nhiệm vụ này, và việc chế tạo Glomar Explorer đòi hỏi khả năng của những nhà chế tạo hàng đầu, những công cụ khoa học tân tiến, cùng với một khoản kinh phí hàng tỉ USD.
Lúc bấy giờ, việc dồn hết tất cả tiền của và "tinh hoa trí tuệ" quốc gia vào các dự án phát triển nghiên cứu là một điều hết sức bình thường. Bởi, hầu hết tất cả mọi người đều tin rằng các thách thức về khoa học kỹ thuật, cũng như những vấn đề xã hội đều có thể được giải quyết bằng cách quy tụ các chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu, cũng như đổ tiền vào nuôi những dự án này. Và bởi đó là một khoản đầu tư hết sức khổng lồ nhưng cũng đem lại lợi ích to lớn không kém, mà những dự án đó sẽ được nuôi bằng tiền của chính phủ. Ví dụ dễ thấy nhất cho trường hợp này chính là NASA.
Giống như nhiều chương trình thử nghiệm khác của chính phủ, những công nghệ tân tiến của con tàu Glomar Explorer đều dần được ứng dụng cho các ngành nghề khác. "Hệ thống định vị động là ví dụ điển hình" - Josh Dean chia sẻ, khi nhắc đến việc sử dụng hệ thống đẩy ở góc tàu để giúp con tàu giữ nguyên vị trí, theo điểm được đánh dấu đặc biệt dưới đáy biển sâu. Hệ thống này trở nên hết sức quan trọng khi việc khai thác dầu mỏ xa bờ ngày càng phổ biến, cho phép con tàu có thể giữ nguyên vị trí khoan dầu dưới đáy biển.
"Đây cũng là con tàu đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống định vị vệ tinh nhằm kiểm soát vị trí hiện tại. Công nghệ này lúc bấy giờ là thứ hết sức, hết sức tân tiến" - Josh Dean nói tiếp.
Và câu chuyện về ngành khai thác tài nguyên dưới đáy biển do CIA dựng nên đã giúp ngành này thực sự phát triển ở quy mô toàn cầu. Rất nhiều quốc gia bắt đầu tham gia vào nghiên cứu và phát triển ngành khai thác này, trong đó có cả người Nga - cho thấy rõ ràng là họ đã tin vào câu chuyện bịa đặt kể trên.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, con tàu Glomar Explorer cũng thực sự tham gia vào ngành khai thác tài nguyên dưới biển - nay đã không còn là vỏ bọc mà trở thành một ngành công nghiệp thực thụ. Con tàu khi ấy thuộc sở hữu của Lockheed, được gửi đến đảo Catalina ở California để thử nghiệm. Tuy nhiên, vấn đề đã xảy ra: "Chúng tôi đã thu được quá nhiều kết hạch mangan so với dự tính, khiến cho hệ thống của con tàu bị hư hỏng. Và chúng tôi không có cách nào để sửa chữa nó cả." - Steve Bailey, một kỹ sư máy tham gia vào dự án lúc bấy giờ cho biết.
Đã có nhiều kế hoạch sửa chữa để đưa con tàu trở lại hoạt động, tuy nhiên những hiệp ước biển đảo quốc tế mới, cùng với các vấn đề về kinh tế và môi trường đã buộc dự án này phải đóng cửa vĩnh viễn. Tuy nhiên Bailey tin rằng một ngày nào đó con tàu Glomar Explorer sẽ được sửa chữa để trở lại đại dương. "Vùng biển nơi chúng tôi hoạt động vẫn thuộc quyền sử dụng của Lockheed, và với tình hình khoảng 4 năm nữa, khi các kim loại hiếm cạn kiệt, chúng ta sẽ một lần nữa phải tìm tới giải pháp khai thác kết hạch mangan, thứ mà ở thời điểm hiện tại chỉ có thể tìm thấy được tại Trung Quốc."
Ở thời điểm hiện tại, với các chính sách của chính phủ Mỹ hạn chế cũng như cắt giảm ngân sách cho các ngành khoa học nghiên cứu năng lượng tái tạo, chống lại biến đổi khí hậu, hay thám hiểm vũ trụ, đã khiến cho nhiều nhà khoa học cảm thấy ngao ngán. Và, khi nhớ lại những nghiên cứu được thực hiện thời kỳ Chiến tranh lạnh, Josh Dean chỉ biết thở dài: "Đó đúng là thời kỳ vàng của những phát minh vĩ đại."
Tham khảo TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng