Góc khuất đằng sau những chuyến bay dài của phi công và tiếp viên: Liệu có được ngủ nghỉ, ăn uống như hành khách?
Thử tưởng tượng một ngày bạn bắt gặp cảnh tượng phi công và các tiếp viên đang nằm ngủ ngon lành trong khi chiếc máy bay vẫn đang lửng lơ ở độ cao hàng chục nghìn mét. Liệu điều đó có đáng sợ hay không?
- Bộ sưu tập phi cơ nghìn tỷ của các lão làng công nghệ: Người mua 3 cái cho "tiết kiệm", người xây luôn cả đường băng riêng
- Thêm nhiều hãng hàng không quốc tế cấm MacBook Pro 15 inch lên máy bay
- Cậu thanh niên gây bão mạng khi hồn nhiên chơi oẳn tù xì qua cửa sổ máy bay với anh nhân viên mặt đất, lại còn lên luôn kèo thách đấu lại
Việc đi máy bay từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với các tín đồ du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. Không chỉ trải qua vô số luật lệ và quy trình rắc rối, các hành khách nhà ta cũng thường xuyên giữ trong đầu nhiều thắc mắc đó giờ ít ai giải đáp, và một trong số những câu hỏi thường gặp nhất chính là: Phi công và tiếp viên hàng không thường làm gì trong khi máy bay đang cất cánh?
Bên cạnh những công việc mà ai cũng biết như lái máy bay, hướng dẫn, chào đón, phục vụ hành khách trên chặng hành trình.
Bạn có thắc mắc các phi công và tiếp viên thường làm gì lúc rảnh không?
Chắc hẳn ai cũng đã quen với cảnh tượng được ngồi một chỗ trong khi các tiếp viên hàng không thì đi qua đi lại trên máy bay, mở lời chào hỏi, quan tâm và mời bạn dùng bữa. Nhưng sau một khoảng thời gian, sẽ có một tiếp viên khác bắt đầu phục vụ đồ ăn thức uống cho bạn. Và chắc ai cũng sẽ thắc mắc: "Cô tiếp viên xinh đẹp phục vụ tôi vừa nãy đi đâu rồi?"
Riêng về phi công, nhiều người sẽ nghĩ chắc anh ấy đang ngồi trong buồng lái và vận hành chiếc máy bay xuyên suốt thời gian đưa chúng ta lửng lơ trên không trung. Nhưng liệu đó có phải là hoạt động duy nhất của "người đầu tàu"?
Liệu các phi công và tiếp viên hàng không có được nghỉ ngơi như du khách sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ? Họ thường giết thời gian bằng cách nào?
Dưới đây là tất tần tật những góc khuất của các phi công và tiếp viên suốt cả chặng hành trình bay ở một số hãng hàng không trên thế giới.
Phi công không lái máy bay?
Nhiều người nghĩ rằng nhiệm vụ duy nhất của phi công là lái máy bay. Trên thực tế, phi công không phải làm điều này. Máy bay hiện đại ngày nay thường có chế độ lái tự động, và phi công chỉ cần can thiệp lúc cất và hạ cánh nếu chuyến bay diễn ra bình thường, không có sự cố.
Theo các chuyên gia của Cục Quản lý Hàng không Mỹ, hành khách không nên quá lo lắng về việc máy bay tự lái. Theo quy định của ngành hàng không, phi công luôn phải trực trong buồng lái để đảm bảo sự an toàn cho chuyến bay. Công việc của họ bao gồm: Giám sát radar để đánh giá tình hình thời tiết, điền vào các thủ tục giấy tờ cần thiết, giữ liên lạc với bộ phận không lưu, thực hiện một số thủ tục giấy tờ cần thiết, thay đổi độ cao và đường bay theo hướng dẫn,…
Đa số các máy bay hiện đại ngày nay đều là tự lái.
Nhiệm vụ của phi công ngồi đó chỉ là để giám sát tình hình thời tiết, giữ liên lạc với bộ phận không lưu, nói chung là để đảm bảo an toàn cho hành khách.
Bên cạnh đó, trước chuyến bay các phi công phải tới sân bay trước 2 tiếng so với giờ khởi hành và thực hiện nhiều công việc mà hành khách không được chứng kiến như: Kiểm tra máy tính, tải các thông tin và dữ liệu về chuyến bay, tình hình thời tiết. Ngoài ra, họ sẽ có một cuộc họp ngắn để tóm tắt lại hành trình bay và đưa ra các phương án dự phòng khi gặp sự cố.
Trước mỗi chuyến bay, họ phải có mặt từ rất sớm để theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tình hình chuyến bay để đảm bảo mọi thứ được vận hành tốt nhất.
Phi công và tiếp viên có được phép ngủ không?
Nếu hành khách cảm thấy mệt mỏi sau một chuyến bay dài thì các phi công còn căng thẳng gấp nhiều lần. Nắm giữ trong tay mạng sống của hàng trăm con người đang lơ lửng trên không trung, môi trường làm việc đòi hỏi sự tập trung cao độ và quá nhiều nguyên tắc khiến họ hay các tiếp viên khó tránh khỏi điều đó.
Thế nên một trong những hoạt động mà phi công hay tiếp viên hàng không được phép làm trên máy bay đó là ngủ. Thông thường, mỗi chuyến bay đường dài đều có từ 2 phi công trở lên, gọi là chuyến bay có "tổ phi công tăng cường". Trong trường hợp đó, các phi công và tiếp viên được thay phiên nhau nghỉ ngơi, tuy nhiên họ phải thông báo với mọi người trong đoàn về việc đó và chỉ được ngủ nếu người còn lại đang tỉnh táo.
Các phi công vẫn được ngủ để lấy sức trong những chuyến bay dài khi có "tổ phi công tăng cường".
Quy định về việc nghỉ ngơi của phi công trong chuyến bay thay đổi theo từng quốc gia. Một số nước chấp nhận tổ bay có thời gian nghỉ khi máy bay hoạt động, số khác thì không. Ví dụ, hãng hàng không của Mỹ thường không cho phép phi công ngủ trong chuyến bay, nhưng ở một số nước châu Âu thì ngược lại. Họ được quyền chợp mắt, dù là trong chuyến bay dài hay ngắn. Tại Mỹ, phi công cũng chỉ được giới hạn làm việc trong 8 tiếng liên tiếp, sau đó họ phải được phép nghỉ ngơi để lấy sức.
Dù gì thì phi công cũng là con người mà, nên việc họ được nghỉ ngơi là hết sức bình thường đối với nhiều hãng hàng không nổi tiếng trên thế giới.
Trong lúc họ ngủ, vẫn có người khác thay thế giúp đảm bảo an toàn cho cả chuyến bay.
Họ ngủ và nghỉ ở đâu trên máy bay?
Khi không điều khiển máy bay, phi công có thể nghỉ ngơi, giải trí hoặc ngủ, thường là ở khu vực tách biệt, nơi hành khách không thể thấy. Một số hãng sẽ có ghế hạng thương gia hoặc hạng nhất với rèm che để họ nghỉ ngơi. Đặc biệt, British Airways và Qantas là hai trong số ít hãng hàng không cho phép phi công ngủ ngay trong khoang lái, miễn là có một thành viên khác tỉnh táo để điều khiển máy bay.
Chỗ ngủ nghỉ của các phi công hay tiếp viên thường khá tách biệt và có không gian nhỏ.
Thông thường, các thành viên tổ bay sẽ nghỉ ngơi trong một khoang riêng được dẫn bởi một cánh cửa bí mật có khóa điện tử. Tùy thuộc vào kích thước của máy bay mà khoang nghỉ này được bố trí ở nhiều nơi: Đa số sẽ nằm dưới sàn cabin, hoặc ngay trên khoang hành khách trong các phi cơ hiện đại. Nơi nghỉ của tiếp viên thường nằm ở đuôi máy bay, trong khi các phi công nghỉ ngơi ở phía trước thân máy bay, ngay trên khoang hạng nhất.
Chỗ ngủ của họ thường được so sánh với loại "kén ngủ" của Nhật Bản: Khá nhỏ, không sang trọng nhưng đủ tiện nghi và thoải mái với gối, nệm, chăn, rèm che, hệ thống chỉnh ánh sáng và nhiệt độ tùy thích, tuy nhiên sẽ không có hệ thống giải trí như của hành khách.
Tùy thuộc vào từng hãng hàng không và kích thước máy bay sử dụng, chỗ nghỉ ngơi của phi hành đoàn sẽ được bố trí khác nhau.
Trên nhiều hãng bay, chỗ ngủ của họ sẽ là những "chiếc kén" theo kiểu Nhật Bản nhỏ nhắn xinh xắn như thế này đây!
Một số hãng bay khác lại cho phi công và tiếp viên nghỉ ngơi trong khoang hạng thương gia sang chảnh như thế này đây!
Đọc báo, nhưng không được đọc sách
Tùy thuộc vào các hãng hàng không, phần lớn phi công đều được phép đọc báo trong hành trình, nhưng họ không được đọc sách. Lý do đơn giản là vì đọc sách sẽ dễ làm phi công… buồn ngủ!
Các phi công mà đọc sách thì có ngày ngủ gật ấy chứ, mới nghe mà đã sợ!
Được ăn uống như bao hành khách khác
Cũng giống như hành khách, phi công và tiếp viên cũng được quyền ăn. Nhưng cơ trưởng và cơ phó không bao giờ được ăn cùng một loại thực phẩm nhằm tránh trường hợp cả hai người cùng bị ngộ độc. Họ luôn đảm bảo rằng khi một phi công gặp sự cố, lập tức sẽ có người khác khỏe mạnh để thay thế.
Vì cũng là con người nên họ cần được ăn uống và bổ sung năng lượng trong chuyến bay dài. Tuy nhiên, cơ trưởng và cơ phó phải ăn thực phẩm khác nhau để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.
Nguồn: Captain Joe
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng