Góc khuất trong cuộc chiến giao đồ ăn: Hàng chục shipper Grabfood “quây” cửa hàng đợi đến lượt order và chờ chế biến!
Trận chiến giao đồ ăn không chỉ diễn ra trên mobile mà còn diễn ra ở cái bếp của nhà hàng. Hiện phương thức xử lý đơn hàng của các tài xế Grabfood và Now vẫn ở mức mua hộ - tự đến cửa hàng order hộ khách, chờ đợi chế biến rồi giao hàng. Order qua Now, khách hàng xác định chờ tầm 60’, thậm chí 2 tiếng…
Đây là lý do mà tiên phong như Now hay "kỳ lân" như GrabFood cũng sẽ e dè trước "chú ngựa ô" Lala
Trong các giải bóng đá như AFF Cup, các đội bóng như Timor Leste hay Lào, Campuchia thường được ví von với hình ảnh những "chú ngựa ô", tham gia cho "có tụ" chứ ít khi làm nên kỳ tích gì.
Trong trận chiến giao đồ ăn, chỉ hơn một năm trước gần như thị trường chỉ có một lựa chọn duy nhất là DeliveryNow (nay đã đổi tên thành Now). Với những cách làm rất tốt của kẻ đi tiên phong: Sở hữu kênh truyền thông tốt là Foody để chiêu dụ cửa hàng, phủ khắp đường phố bằng những shipper được trang bị về đồng phục, hầu như cửa hàng ăn uống nào cũng có mặt trên Now, từ nhà hàng sang trọng đến hàng quán vỉa hè.
Đặt món trên Now, người dùng xác định là mất tầm 45 – 60’, chưa kể vào khung giờ xế mà đặt trà sữa thì đợi 2 tiếng là chuyện thường. Nhưng người dùng vẫn chấp nhận vì 2 lý do: Một là không có sự lựa chọn nào khác. Hai là tiện lợi và rẻ hơn tự đi mua.
Nhưng với sự xuất hiện của GrabFood và "chú ngựa ô" Lala, Now đang buộc phải thay đổi.
Để cải thiện vận hành và tốc độ giao hàng, Foody đã cho ra đời FoodyPOS (phần mềm quản lý bán hàng). Thế nhưng, cách đi của Foody bị cho là ngược đời vì xây trang review địa điểm trước rồi mới xây những dịch vụ vệ tinh như TableNow (đặt bàn), DeliveryNow (giao đồ ăn), sau đó mới làm thêm FoodyPOS.
Từ khi có sự góp mặt của GrabFood và Lala , trận chiến đã dịch chuyển từ "đặt món trực tuyến" thành "đặt món trực tuyến nhưng phải giao nhanh và rẻ". Ngay từ khi ra mắt, Lala đã gắn mình với thông điệp "Dịch vụ giao đồ ăn trong 30 phút".
Để làm được chuyện đó, Lala đã tổng hợp rất nhiều lợi thế của những đối tác của mình gồm AhaMove, iPOS, The Coffee House…
Lala bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2017, được khởi xướng bởi một nhân vật rất có kinh nghiệm trong thị trường ride sharing (chia sẻ chuyến đi). Ngay khi bắt đầu, Lala đã có ngay gần 10.000 shipper của AhaMove và 7.000 nhà hàng của iPOS. Quy trình đơn hàng của Lala được bao bọc khép kín: Đơn đến máy bán hàng tại cửa hàng (dùng của iPOS), khi shipper đến thì cửa hàng đã chế biến xong và shipper chỉ việc cầm đi giao mà không phải chờ đợi.
Vài trăm nhân viên tổng đài chỉ để xử lý rắc rối đơn hàng và nỗ lực rút ngắn thời gian giao hàng trên trận chiến Food Delivery
Tính riêng tại TPHCM, Now có khoảng 20.000 đối tác nhà hàng và hơn một nửa số đó là Now đi mua hộ hoặc cửa hàng không dùng FoodyPOS. Như vậy, tổng đài viên phải gọi xuống cửa hàng để đặt món trước dùm cho shipper và rắc rối sẽ xảy ra khi cửa hàng hết món và chuyện này thì thường xuyên xảy ra. Theo một nguồn tin của chúng tôi, Now có chừng vài trăm nhân viên tổng đài để xử lý rắc rối của đơn hàng.
Cách đây 1 tháng, Now thay đổi diện mạo website và đi cùng đó là thông điệp "Đặt đồ ăn, giao từ 25ph". Tuy nhiên với cách vận hành còn nặng về thủ công như hiện nay thì từ nói đến hiện thực còn khá xa.
Trong một chiến dịch mới cách đây 2 ngày của GrabFood, hãng này cam kết giao đồ ăn trong 20’, nếu trễ sẽ đền phần quà trị giá 50.000đ. Tuy nhiên đây chỉ là một chương trình diễn ra trong ngày, trong một khung giờ nhất định (10:00 - 14:00), và chỉ tại một địa điểm (một tòa nhà nằm trên Quận 1 - TPHCM).
Qua đó cho thấy, ngoài việc tung khuyến mãi ồ ạt ra, các hãng giao đồ ăn trực tuyến hoàn toàn ý thức được rằng thứ giúp họ ghi điểm mạnh với người dùng chính là tốc độ giao hàng.
Xét về lực lượng shipper, GrabFood đang có lợi thế từ vài chục ngàn tài xế GrabBike tuy nhiên không phải ai cũng chịu chạy đơn GrabFood vì nguy cơ bị "bùng đơn" và phải đợi chế biến món lâu. Lực lượng shipper AhaMove để phục vụ cho Lala đã lên đến gần 30.000 người trong khi Now chỉ đang ở mức gần 10.000.
Hầu như các cửa hàng của GrabFood đều là mua hộ, tức không dùng phần mềm quản lý bán hàng nào và họ đi lại vết xe đổ của Now trong bài toán vận hành và tốc độ giao hàng.
Như vậy, để giành chiến thắng trong trận chiến này, một vũ khí không thể thiếu chính là phần mềm quản lý bán hàng để nắm thế thượng phong ở cái bếp của nhà hàng. Trong khi đó, hàng loạt thương hiệu trà sữa đình đám nhất thị trường từ Gong cha, Chamichi, TocoToco cho đến Món Huế hay Cơm Tấm Cali đều đang dùng iPOS.
Tại các thị trường lớn như Trung Quốc hay Ấn Độ, các công ty giao đồ ăn lớn như Meituan, Ele.me hay Swiggy đều linh hoạt đưa ra rất nhiều mô hình khác nhau trong câu chuyện vận chuyển. Liệu rằng, các tay chơi trong nước sẽ xoay chuyển cục diện ra sao để chiếm lấy… "ngón tay" của người tiêu dùng?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng