Góc kinh tế học: "Cú lừa" của những ngày "siêu sale" như 11/11 mà tín đồ mua sắm nên biết
Người tiêu dùng giờ đã trở nên quen thuộc với các ngày hội mua sắm, và vô cùng hào hứng trước những sự kiện này, vì họ có thể mua được hàng hóa rất rẻ so với ngày thường. Nhưng như vậy, thì liệu người bán có chịu thiệt hay không?
- Buồn của Bill Gates: Nếu đi cùng Microsoft tới bây giờ đã có thể giàu gấp đôi Elon Musk, tất cả những gì còn lại chỉ là hơn 1% cổ phần và sự ra đi tai tiếng vì phốt 'thân mật' với nhân viên nữ
- 'Sóng gió' lại tìm đến Tesla: Gần 200 tỷ USD bị 'quét sạch' trong 2 ngày, Elon Musk chưa kịp bán cổ phiếu đã mất 50 tỷ USD
Ngày "Lễ Độc thân", được tổ chức vào 11/11 hằng năm - được coi là ngày hội thương mại điện tử Trung Quốc, đã lan rộng và đẩy mạnh tiêu dùng thương mại điện tử của Malaysia, Singapore và hiện nay là cả Việt Nam.
Alibaba và nhà sáng lập Jack Ma đã biến ngày Lễ Độc thân thành lễ hội mua sắm trực tuyến toàn cầu, lần đầu tiên vào năm 2009 và thu về hơn 14,3 tỷ USD.
Câu trả lời là không. Lý thuyết kinh tế học vi mô chỉ ra rằng, các chiến dịch giảm giá trong ngày 11/11, cũng như phiếu giảm giá và các hình thức tương tự khác, là một dạng phân biệt giá theo thời điểm, có thể cho phép doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Chiến dịch này, dựa trên ý tưởng là những cá nhân khác nhau sẵn sàng trả số tiền khác nhau cho cùng một sản phẩm. Ban đầu, các cửa hàng đặt giá sản phẩm rất cao và bán cho những khách hàng có nhu cầu cao với sản phẩm và không muốn phải chờ đợi, chiếm thặng dư tiêu dùng từ nhóm khách này.
Sau khi nhóm khách hàng cao cấp này đã mua đủ sản phẩm cho mình, các cửa hàng sẽ giảm giá để thu hút nốt nhóm khách hàng đại trà còn lại. Chính sách phân biệt giá qua đó sẽ giúp tăng lợi nhuận của nhà sản xuất.
Nếu như những ngày "siêu sale" này đem lại lợi ích cho nhà sản xuất, vậy tại sao họ không tổ chức các ngày hội mua sắm này thường xuyên hơn?
Trên thực tế, hiện nay, các thương hiệu từ lớn đến nhỏ có nhiều dịp giảm giá khuyến mại khác nhau chứ không chỉ tập trung vào 11/11, hay Black Friday nữa. Tuy nhiên, những sự kiện giảm giá, nếu như xuất hiện qua nhiều, thì lợi ích cận biên mà nhà sản xuất đạt được từ chúng cũng sẽ giảm xuống.
Vì ngân sách của người tiêu dùng là có giới hạn, cho dù các nhà sản xuất có giảm giá nhiều đợt trong năm hơn thì họ cũng không thể tăng tiêu dùng lên quá cao. Hơn nữa, người tiêu dùng chọn mua hàng trong ngày giảm giá với tâm lý rằng: "Nếu không mua ngay thì có thể sau đó nó sẽ không giảm giá nữa". Do vậy, khi người tiêu dùng quá quen thuộc với việc giảm giá thì tâm lý này cũng sẽ không còn.
Bên cạnh đó, ngày nay những ngày siêu giảm giá còn bị biến tướng thành ngày xả các sản phẩm lỗi mốt, sản phẩm bị lỗi hoặc khó bán, đồ lẻ size. Điều này đã khiến sức ảnh hưởng của nó đối với cầu tiêu dùng ngày càng giảm đi.
Những ngày siêu giảm giá này cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực về phía người tiêu dùng. Nó gây ra tiêu dùng quá mức, tác hại này đôi khi vượt quá cả lợi ích đến từ việc mua đồ giá rẻ. Tất nhiên, người tiêu dùng thông minh sẽ là người cân nhắc thiệt hơn khi mua sắm. Nhưng có lẽ, không phải ai cũng tỉnh táo được trước đồ giá rẻ và những lời chào mời quá đỗi hấp dẫn của các thương hiệu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng