Google Dịch, một trong số ít các dịch vụ tiêu dùng còn lại mà gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ cung cấp ở Trung Quốc đại lục, hiện không còn có thể truy cập được ở thị trường Internet lớn nhất thế giới này.
- Google Stadia đóng cửa sau gần 3 năm ra mắt
- Google thử nghiệm chơi game Android trên máy tính Windows
- Thông báo cắt giảm phúc lợi của nhân viên, CEO Google khuyên nhủ: Đừng đánh đồng "tiền bạc" với "niềm vui"
- TikTok "lấn lướt" Google trở thành công cụ tìm kiếm ưa thích của Gen Z
- CEO Sundar Pichai biện minh cho môi trường làm việc ngày càng khắt khe tại Google
Người dùng Trung Quốc đã không thể truy cập vào Google Dịch kể từ thứ bảy tuần trước. Khi mở ứng dụng, họ được chuyển hướng đến một thanh tìm kiếm chung, với thông báo yêu cầu người dùng đánh dấu trang web Hong Kong của dịch vụ, nhưng trang này cũng không thể truy cập được ở đại lục.
Theo nhiều bài đăng của người dùng trên một mạng xã hội Trung Quốc, chức năng dịch tích hợp trên trình duyệt Chrome của Google cũng không khả dụng ở quốc gia này.
TechCrunch là một trong những trang đầu tiên đưa tin về vấn đề Google Dịch ngừng dịch vụ của mình tại Trung Quốc. Trả lời với trang tin tức công nghệ trực tuyến của Mỹ, Google cho biết rằng ứng dụng bị rút lui khỏi đại lục là "do nhu cầu sử dụng thấp".
Ngoài ra, Google không trả lời gì thêm khi được yêu cầu vào chủ nhật.
Có rất nhiều công ty công nghệ Trung Quốc hiện đang cung cấp các dịch vụ dịch thuật, nhưng ứng dụng Google Dịch vẫn có một lượng lớn người dùng ở nước này. Vào tháng 8, trang web Google Dịch của Trung Quốc ghi nhận 53,5 triệu lượt truy cập từ người dùng máy tính và thiết bị di động, theo dữ liệu trên nền tảng phân tích web Similarweb.
Động thái ngừng hoạt động của Google Dịch ở đại lục được cho là phản ánh mối quan hệ phức tạp của gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ với Chính phủ Trung Quốc.
Tháng 1-2010, Google tuyên bố rút khỏi Trung Quốc với lý do các cuộc tấn công mạng có chủ đích thường xuyên xuất phát từ quốc gia này, cũng như cuộc đụng độ với Bắc Kinh về việc thắt chặt kiểm soát phát ngôn trực tuyến. Chính phủ Trung Quốc sau đó cũng đã chặn các dịch vụ của Google tại đại lục.
Nhưng vào tháng 3-2017, Google Dịch âm thầm trở lại đại lục sau 7 năm vắng bóng.
Trên một trang mạng xã hội Trung Quốc cuối tuần qua, có vô số người dùng than thở về việc không thể sử dụng Google Dịch.
"Bạn không thể sử dụng cái này và bạn cũng không thể dùng cái kia, công việc của tôi buộc tôi phải đọc tài liệu nước ngoài hằng ngày. Bây giờ tôi không biết phải làm như thế nào", một người dùng viết trên trang web hỏi đáp Zhihu của Trung Quốc.
Trong nhiều năm vừa qua, Google thực hiện một loạt nỗ lực để khôi phục vị thế của mình ở đại lục, đồng thời điều hành các hoạt động khác bên ngoài hoạt động kinh doanh công cụ tìm kiếm cốt lõi của mình. Chúng bao gồm các dịch vụ dành cho nhà phát triển, hỗ trợ các công ty Trung Quốc quảng cáo trực tuyến ở nước ngoài và ứng dụng quản lý lưu trữ Files Go.
Vào tháng 7-2018, Google cho ra mắt một trò chơi nhỏ. Trò chơi ngay lập tức trở nên phổ biến trên siêu ứng dụng WeChat của Tencent Holdings. Tháng trước, Google đầu tư 550 triệu đô la Mỹ vào nhà sản xuất thương mại điện tử Trung Quốc JD.com.
Vào tháng 12 cùng năm, giám đốc điều hành Google - ông Sundar Pichai nói với hội đồng Quốc hội Hoa Kỳ rằng công ty "không có kế hoạch" khởi chạy lại công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc.
Điều đó đã dập tắt một loạt suy đoán rộ lên vào tháng 8-2018 rằng Google đã lên kế hoạch tung ra một phiên bản công cụ tìm kiếm được kiểm soát chặt chẽ của mình ở Trung Quốc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng