Google tấn công Microsoft và Amazon ở thị trường máy chủ ảo nền đám mây

    Naru,  

    Google đang tấn công Amazon, Microsoft và những cái tên khác trong lĩnh vực điện toán đám mây với một giải pháp lưu trữ web cho các cá nhân và doanh nghiệp.

    Google vừa ra mắt nền tảng máy chủ ảo nền đám mây Computer Enginer. Compute Engine là một phần nền tảng đám mây của Google, nó sẽ cung cấp dịch vụ điện toán, không gian lưu trữ và các dịch vụ có liên quan để vận hành trang web và các ứng dụng. Ngoài thông báo ra mắt, Google cũng giảm giá Compute Engine và các giải pháp lưu trữ của nó.

    Nhiều nhà phát triển nổi tiếng đã sử dụng Google App Engine, giúp họ vận hành các ứng dụng mà không phải tốn chi phí mua máy chủ. Ứng dụng phổ biến như Snapchat và trò chơi Angry Birds phát triển bởi Rovio được quản lý theo cách này. Google đã thử nghiệm Compute Engine trong một thời gian sau khi công bố nó năm ngoái. Trong đó Google cung cấp các máy chủ linh hoạt hoặc có thể sử dụng ngay (instances)" giống như dịch vụ EC2 của Amazon.

    Google đã tung ra dịch vụ lưu trữ đám mây từ 18 tháng trước (Google Drive), nhưng hãng chưa có một dịch vụ trọn gói cho doanh nghiệp. Với tên gọi đơn giản “Lưu trữ đám mây” (Cloud Storage) Google thu phí theo dung lượng đã dùng và dữ liệu trao đổi, giống như đối thủ cạnh tranh của hãng. Hãng cũng cung cấp các giải pháp khác để quản lý cơ sở dữ liệu gắn với Compute Engine.

    Nền tảng đám mây của Google sẽ cạnh tranh trực tiếp với Microsoft Azure, Amazon Web Services (AWS), Rackspace, GoDaddy, và những công cụ cơ bản khác. Các giải pháp này đều có thể lưu trữ bất cứ thứ gì từ blog của bạn với các dịch vụ cực lớn như Netflix (sử dụng AWS) hoặc iCloud của Apple (sử dụng Azure).

    Phát biểu với tờ New York Times, Ông Greg DeMichillie - giám đốc dịch vụ Điện toán Đám mây Google - lưu ý với các công ty rằng "Chúng tôi cung cấp cho mọi người các dịch vụ tương tự với dịch vụ mà Google hiện đang sử dụng". Gã khổng lồ tìm kiếm tham gia vào cuộc đua lưu trữ rất muộn, nhưng Google hy vọng với dấu ấn thương hiệu riêng và giá cả cạnh tranh của mình, hãng có thể chiếm được một phần thị trường của các đối thủ cạnh tranh..

    Tham khảo: TheVerge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày