Theo Grab, mức phụ phí giá linh hoạt dựa trên nhu cầu đi lại và lượng xe hiện có trong khu vực vào thời điểm khách đặt xe, cũng như thời gian ước tính cho cả hành trình.
Trước đó ngày 0h ngày 9/4, ứng dụng Uber chính thức bị xoá sổ ở Việt Nam khi bị đối thủ Grab mua lại thị phần toàn Đông Nam Á. Việc sáp nhập Uber vào Grab đã khiến nhiều khách hàng của cả Grab lẫn Uber lo ngại về việc tăng giá cước vì sự "độc quyền" của ứng dựng gọi xe công nghệ đến từ Malaysia này.
Cụ thể, nhiều khách hàng cũng bắt đầu than vãn vì nhiều chuyến đi bất ngờ bị tăng giá cước, đồng nghĩa với việc Grab "âm thầm" móc túi khách hàng nhưng không thông báo rộng rãi đến khách cũng như đối tác tài xế được biết.
Liên quan đến giá cước Grab tăng sau khi chiếm lĩnh "độc quyền" tại Việt Nam, đại diện đơn vị này cho biết, đối với các dịch vụ GrabCar và GrabBike, giá tiền chuyến đi vẫn dựa theo hành trình di chuyển mà khách hàng nhập. Tuy nhiên, Grab sẽ cộng với phụ phí giá linh hoạt dựa trên nhu cầu đi lại và lượng xe hiện có trong khu vực vào thời điểm khách đặt xe, cũng như thời gian ước tính cho cả hành trình.
Grab cho rằng điều này đảm bảo lợi ích cho cả đối tác tài xế và khách hàng bởi nó giúp cân bằng giữa nhu cầu đặt xe và số lượng xe. Theo Grab, với cách tính phụ phí này giá tiền chuyến đi sẽ thấp hơn ở khu vực có nhu cầu đặt xe thấp, và ngược lại, nhằm giúp kết nối tài xế và hành khách một cách hiệu quả trong cả ngày.
Đơn vị này khuyến cáo, giá cước của từng dịch vụ kết nối vận chuyển đang được hiển thị rõ ngay trên ứng dụng Grab, khách hàng có thể so sánh và lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất với ngân sách, nhu cầu di chuyển của mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?