Mới đây, các nhà khoa học tại Hà Lan đã tìm thấy các hạt vi nhựa tồn tại trong máu của gia súc ở trang trại và các sản phẩm sữa được bày bán tại siêu thị nước này.
- Loài người đã làm gì để xóa tan cơn đau: Từ paracetamol đến morphine, đây là cách các loại thuốc giảm đau hoạt động
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát hiện sớm các biến thể COVID-19 đáng lo ngại
- Dùng app ghi chép chi tiêu tiền xăng với xe đạp: "Đong lọ nước mắm đếm củ dưa hành" hay biểu hiện của lý trí?
- Biệt thự mái vòm tạo các không gian 'nửa kín, nửa hở' để chống nóng
- Đột phá: Nhiên liệu sinh học tạo ra từ vi khuẩn có thể thay thế chất đốt dùng trong ngành hàng không vũ trụ
Các nhà khoa học tại Đại học Vrije Amsterdam, Hà Lan đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra các hạt vi nhựa tồn tại trong 3/4 các mẫu sản phẩm thịt và sữa được thử nghiệm. Các mẫu thịt và sữa này đều có nguồn gốc từ các trang trại của Hà Lan.
Ngoài ra, các hạt vi nhựa cũng được tìm thấy trong các hạt thức ăn dành cho động vật. Điều này cho thấy rằng có thể hạt vi nhựa đã xâm nhập vào cơ thể động vật qua thức ăn. Các thực phẩm được đóng gói bằng nhựa hiện đang là giả thuyết hàng đầu cho phát hiện mới này.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Vrije Amsterdam đã từng báo cáo rằng họ tìm thấy hạt vi nhựa trong máu người vào hồi tháng 3 năm 2022. Lần này, họ lại tiếp tục sử dụng các phương pháp tương tự để kiểm tra các sản phẩm từ động vật. Cuối cùng, họ tìm ra các hạt vi nhựa tồn tại trong máu, có thể di chuyển và trú ngụ tại các cơ quan trong cơ thể của động vật.
Ảnh minh họa: Các nhà nghiên cứu của Đại học Vrije Amsterdam phát hiện ra các hạt vi nhựa tồn tại trong máu, có thể di chuyển và trú ngụ tại các cơ quan trong cơ thể của động vật.
Trong một thông cáo báo chí, bà Maria Westerbos, Giám đốc Tổ chức Plastic Soup (Tổ chức phi lợi nhuận về ngăn chặn ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa của Hà Lan), cho biết: “Nghiên cứu này làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về việc thực phẩm nhiễm hạt vi nhựa”.
Trước mắt, hạt vi nhựa vẫn chưa có tác động đến sức khỏe của con người hay các loài gia súc. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy hạt vi nhựa có trong cơ thể của một số loài động vật hoang dã.
Ảnh minh họa: Một số loài động vật hoang dã cũng đã bị ảnh hưởng bởi các hạt vi nhựa.
Một lượng lớn rác thải nhựa được xả ra môi trường và hạt vi nhựa đã xuất hiện và gây ô nhiễm ở nhiều khu vực trên thế giới. Người ta tìm thấy hạt vi nhựa ở trên đỉnh núi Everest và thậm chí là ở cả khu vực sâu nhất dưới lòng đại dương. Con người cũng đã vô tình "tiêu thụ" các hạt vi nhựa qua thức ăn và nước uống.
Phát hiện hạt vi nhựa trong thịt bò, thịt lợn và sữa tại Hà Lan
Tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Heather Leslie của Đại học Vrije Amsterdam, cho biết: “Những gì được tìm thấy trong các mẫu máu sẽ giúp chúng ta biết được mình bị lây nhiễm những thứ đó qua con đường nào, ví dụ như không khí, nước, thực phẩm...".
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện để đánh giá liệu hạt vi nhựa có tồn tại trong cơ thể các loài động vật, và các thực phẩm như sữa và thịt hay không.
Trong nghiên cứu lần này của Đại học Vrije Amsterdam, các nhà khoa học đã kiểm tra 12 mẫu máu bò và 12 mẫu máu lợn đang được nuôi trong trang trại; 25 mẫu sữa bao gồm các loại sữa đóng hộp trong siêu thị, bể chứa sữa trong trang trại và sữa vắt trực tiếp. Kết quả là họ đã tìm thấy hạt vi nhựa bao gồm polyethylene và polystyrene trong tất cả mẫu máu, 18/25 mẫu sữa chứa ít nhất một loại hạt vi nhựa. Khi kiểm tra các mẫu thịt bò và lợn, các nhà khoa học thấy rằng 7/8 mẫu thịt bò và 5/8 mẫu thịt lợn có chứa hạt vi nhựa.
Báo cáo cho hay: “Vẫn chưa biết liệu các hạt vi nhựa này có tiềm ẩn rủi ro độc học nào hay không".
Ảnh minh họa: Kết quả cho thấy 18/25 mẫu sữa trong nghiên cứu này có chứa ít nhất một loại hạt vi nhựa.
Hiện, các nhà khoa học vẫn chưa tiến hành thử nghiệm trên các loài động vật và mẫu thịt động vật được chăn nuôi ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, các báo cáo khác cũng cho biết hạt vi nhựa đã xuất hiện trong các sản phẩm sữa bày bán ở Thụy Sĩ vào năm 2021 và sữa từ các nông trại ở Pháp.
Tiến sĩ Heather Leslie cho biết: “Động vật có khả năng 'hấp thụ' ít nhất một loại hạt vi nhựa khi chúng tiếp xúc với yếu tố này trong môi trường sống. Nghiên cứu này cũng sẽ là nền tảng để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu sâu hơn về mức độ phơi nhiễm và mọi rủi ro liên quan đến hạt vi nhựa".
Ngoài ra, tiến sĩ Leslie cũng cho rằng việc kiểm soát nguồn thức ăn cho vật nuôi có thể là một cách để cải thiện và hạn chế việc vật nuôi tiếp xúc với các hạt vi nhựa.
Bà Maria Westerbos cho biết: “Các hạt vi nhựa được tìm thấy trong sản phẩm thức ăn sử dụng trong chăn nuôi, không có gì ngạc nhiên khi phần lớn các sản phẩm thịt và sữa được kiểm tra đều chứa hạt vi nhựa. Vì vậy, chúng ta cần khẩn cấp loại bỏ nhựa trong thức ăn chăn nuôi để bảo vệ sức khỏe của vật nuôi và con người”.
Trước đó, vào tháng 3 năm nay, một nghiên cứu do Giáo sư Dick Vethaak, trường Đại học Vrije Amsterdam, Hà Lan, cũng tìm thấy các hạt vi nhựa tồn tại trong máu người.
Các nhà khoa học tại Hà Lan đã phân tích mẫu máu của 22 tình nguyện viên tham gia, tất cả đều là người trưởng thành, khỏe mạnh. Kết quả cho thấy 17/22 mẫu máu có chứa hạt vi nhựa. Trong đó, một nửa mẫu máu chứa nhựa PET, loại nhựa thường được sử dụng trong các loại đồ uống đóng chai; trong khi 1/3 mẫu máu chứa polystyrene, loại nhựa được sử dụng để đóng gói thực phẩm và các sản phẩm khác; 1/4 mẫu máu chứa polyethylene, loại nhựa được sử dụng để sản xuất màng bọc thực phẩm, túi nhựa, túi rác,...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng