Theo Kế hoạch triển khai “Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2018-2020, Thành phố sẽ áp dụng kê đơn điện tử để kiểm soát các trường hợp đơn kê quá nhiều thuốc, kê chưa đúng liều, kê thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
- Sử dụng AI để rút ngắn quá trình tìm ra thuốc mới, công ty Atomwise đã gọi vốn được 45 triệu USD trong Series A
- FPT Retail đã mua chuỗi nhà thuốc Long Châu, theo chân TGDĐ nhảy vào mảng bán lẻ dược phẩm?
- “Anh ơi, khám chỗ nào, mua sổ ở đâu?” Một startup đã kết hợp cùng 13 bệnh viện, 500 nhà thuốc để giúp người dân “đỡ phải hỏi” và khám bệnh nhanh hơn
Một trong những giải pháp sẽ được Hà Nội triển khai thời gian tới là áp dụng kê đơn thuốc điện tử để kiểm soát các trường hợp đơn thuốc kê quá nhiều thuốc, kê chưa đúng liều, kê thực phẩm chức năng, mỹ phẩm (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Kế hoạch nhằm cụ thể hóa những nội dung cơ bản của Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 – 2020 của Bộ Y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.Kế hoạch 155 triển khai “Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 vừa được Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý ký ban hành.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2020, đạt tỷ lệ 100% kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám chữa bệnh công lập, Bệnh viện tư nhân và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân khác là 80%; 90% kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý sử dụng thuốc kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trung đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, Bệnh viện tư nhân và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân khác là 70%; 100% bán thuốc kháng sinh tại quầy thuốc, nhà thuốc phải có đơn thuốc.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, một nội dung trọng tâm được UBND TP.Hà Nội nhấn mạnh trong bản Kế hoạch mới ban hành là xây dựng và triển khai ứng dụng CNTT để quản lý các cơ sở bán lẻ thuốc, cơ sở khám chữa bệnh; đồng thời kết nối giữa người dân, bác sỹ, dược sỹ tạo thuận lợi cho người dân được kê đơn, mua thuốc và được tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Nội dung trọng tâm kể trên được UBND Thành phố giao cho Sở Y tế Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan triển khai, với thời hạn được yêu cầu phải hoàn thành, đưa CNTT vào ứng dụng trong việc hỗ trợ cộng đồng và các đơn vị quản lý là vào năm 2019.
Cũng theo Kế hoạch, để đảm bảo thực hiện đúng quy định kê đơn thuốc, thời gian tới, sẽ đưa vào ứng dụng và triển khai việc thực hiện kê đơn ngoại trú điện tử để giảm được các sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú.
Bốn nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hiện thực hóa các nội dung, hoạt động được đề ra trong Kế hoạch mới ban hành của UBND TP.Hà Nội gồm có: giải pháp về truyền thông; giải pháp về tập huấn và đào tạo; giải pháp về ứng dụng CNTT; cùng giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử xử lý vi phạm.
Theo đó, trong nhóm giải pháp về ứng dụng CNTT, Kế hoạch nêu rõ, cùng với việc xây dựng và triển khai ứng dụng CNTT để quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc, cơ sở khám chữa bệnh, thời gian tới Thành phố cũng sẽ triển khai áp dụng phần mềm quản lý mua bán, sử dụng thuốc tại các quầy thuốc, nhà thuốc để bảo đảm bán thuốc kê đơn khi có đơn, bảo đảm nguồn thuốc chất lượng, đồng thời công khai, minh bạch về giá cả.
Đồng thời, sẽ áp dụng kê đơn điện tử để kiểm soát các trường hợp đơn thuốc kê quá nhiều thuốc, kê chưa đúng liều, kê thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; đơn thuốc điện tử được in chữ rõ ràng, người bệnh dễ độc tên thuốc và việc mua bán thuốc, hạn chế sai sót do nhầm lẫn chữ viết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng