Hãng Boeing lớn tới mức quyết định dừng sản xuất máy bay là sẽ làm cả nền kinh tế Mỹ trì trệ
Sau hai vụ tai nạn thảm khốc, Boeing đã phải dừng sản xuất dòng máy bay 737 Max đang rất thịnh hành.
- Boeing giấu lỗi phần mềm chết người của dòng 737 Max?
- Sốc: những chiếc Boeing xấu số bị thiếu 2 tính năng an toàn, phải mua riêng mới có
- Những tương đồng giữa tai nạn Boeing 737 MAX và máy bay ba động cơ DC-10 của thập niên 70
- Giáo sư kinh tế học cho rằng Boeing 737 MAX nhiều công nghệ đến vậy chỉ là để... kiếm thêm nhiều tiền
- Các phi công từng phàn nàn về hệ thống tự lái của Boeing 737 Max nhiều tháng trước tai nạn thảm khốc ở Ethiopia
Một tay Boeing có thể làm trì hoãn sức tăng trưởng kinh tế của cả nước Mỹ, nghe hơi khó tin nhưng đây là sự thật. Hãng hàng không vũ trụ này (tham gia cả vào ngành hàng không và ngành Vũ trụ) là tài sản quan trọng với nền kinh tế Mỹ, tới mức quyết định hoãn sản xuất dòng máy bay 737 Max khiến cả nước chao đảo.
Nhiều nhà phân tích thị trường chỉ ra rằng động thái này của Boeing sẽ khiến tốc độ tăng trưởng tụt tới nửa phần trăm, và việc sa thải hàng loạt nhân viên sẽ là điều tất yếu.
Gregory Daco, nhà kinh tế học công tác tại công ty Oxford Economics ước tính tổng sản phẩm nội địa GPD của Mỹ sẽ thấp hơn 0,5% so với dự kiến ba tháng đầu năm 2020, chỉ vì Boeing dừng sản xuất máy bay. Các nhà kinh tế học tới từ JPMorgan Chase và Wells Fargo cũng đồng quan điểm.
Không phải Boeing tự ý làm vậy: các nhiều hãng hàng không trên thế giới cấm đưa 737 Max lên không sau khi hai vụ rơi máy bay ở Indonesia và Ethiopia đã khiến 346 người thiệt mạng. Tính từ hai tai tai nạn thảm khốc, Boeing đã đẩy lui tiến độ sản xuất 737 Max, hiện các máy bay mới xuất xưởng đang nằm trong các cơ sở đặt tại Texas và Washington.
Trong tháng cuối cùng của năm 2019, Boeing thừa nhận thất bại của dòng phi cơ mới: họ quyết định tạm dừng sản xuất 737 Max- dòng máy bay thịnh hành nhất của Boeing thời điểm trước tai nạn, bởi lẽ trong tình hình căng thẳng hiện tại, sẽ chẳng có hãng hàng không nào dám cho 737 Max cất cánh. Bản thân Boeing là hãng xuất khẩu lớn nhất nước Mỹ, chắc chắn động thái này của họ sẽ khiến toàn ngành công nghiệp nước Mỹ chao đảo, khiến các nhà sản xuất trong và ngoài nước điêu đứng.
Danh sách các doanh nghiệp bị ảnh hưởng có thể kể tới General Electric - hãng sản xuất động cơ phản lực và Spirit AeroSystems - hãng làm ra nhiều thành phần của máy bay. Bên cạnh đó là hàng loạt công ty lớn nhỏ, tham gia vào nhiều công đoạn sản xuất và lắp ráp máy bay.
Cả những hãng cung ứng nguồn hàng cho Boeing cũng sẽ lao đao. Theo lời Sung Won Sohn, giáo sư kinh tế đứng lớp tại Đại học Loyola Marymount: “Khi bước vào quý đầu của 2020, hiệu ứng [Boeing tạo ra] sẽ còn lớn hơn nữa, chủ yếu là bởi hàng chục ngàn nguồn cung ứng sẽ không sản xuất với công suất lớn nữa.”
“Việc đột ngột dừng sản xuất máy bay - giảm từ 40 chiếc mỗi tháng xuống mức không - sẽ ảnh hưởng lớn tới mức tăng trưởng kinh tế cả nước,” chuyên gia Daco nói.
Dù rằng Boeing khẳng định sẽ không tiến hành đợt sa thải nhân viên nào, nhưng nếu tình hình kéo dài, điều này sẽ khó tránh khỏi.
Tham khảo NPR
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng