Hào quang dần xa: Nhật Bản sắp mất ngôi ‘cường quốc ô tô’ vào tay Trung Quốc, xe hơi 'made in China' sẽ tràn ngập toàn cầu
Năm nay dự kiến sẽ có 4,5 triệu chiếc xe ô tô Trung Quốc xuất khẩu ra toàn cầu.
- Xe sang Porsche biến thành phương tiện quân sự dành cho chỉ huy Ukraine
- Nóng: Hãng ô tô điện lớn nhất Trung Quốc xác nhận sắp xây nhà máy tại Việt Nam, bán xe giá thấp nhất từ hơn 300 triệu đồng/chiếc
- Có thể bạn chưa biết: Để lá cây rụng nhiều trên ô tô có thể khiến xe bị hư hỏng nặng nề
- Cách tiết kiệm xăng xe máy hiệu quả ít người biết
- Vụ tài xế VF8 'nhảy' khỏi ghế lái, mặc xe tự chạy: Minh chứng thực tế Tesla, VinFast, Peugeot dễ 'ăn quả lừa'?
Tờ SCMP mở đầu bài viết nhận định, Trung Quốc có khả năng vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà xuất khẩu ô tô hàng đầu thế giới trong năm nay. Cụ thể, các lãnh đạo trong ngành dự đoán lượng xuất khẩu ô tô của Trung Quốc sẽ lên tới 4,5 triệu chiếc trong năm nay nhờ vào sức mạnh sản xuất và công nghệ ngày càng tăng của các nhà sản xuất ô tô điện của quốc gia này.
Tại Triển lãm ô tô Thượng Hải tháng trước, hơn chục nhà sản xuất ô tô hàng đầu Trung Quốc, bao gồm SAIC Motor, Chery Automobile, Geely, BYD và GAC Motor, đang quảng bá sản phẩm của họ tới các đại lý từ thị trường nước ngoài. Xuất khẩu tăng cũng sẽ giúp các nhà sản xuất xe điện vượt qua tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại trong nước, nơi cuộc chiến giá cả khốc liệt đã không thể kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng.
Một quan chức hàng đầu của Hiệp hội ô tô chở khách Trung Quốc (CPCA) cho biết lần đầu tiên xuất khẩu ô tô có thể đạt 4 triệu chiếc vào năm 2023, tăng gần 30% so với 3,11 triệu chiếc vào năm ngoái.
Tổng thư ký CPCA là Cui Dongshu cho biết: “Mục tiêu có thể đạt được nếu nhu cầu chung về phương tiện ở nước ngoài vẫn ổn định. Các công ty ô tô Trung Quốc có tiềm năng tăng doanh số bán hàng ở nước ngoài”.
Nếu dự báo doanh số bán hàng ở thị trường nước ngoài là chính xác, thì Trung Quốc có thể sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà xuất khẩu ô tô hàng đầu thế giới. Năm 2022, xuất khẩu của Nhật Bản giảm gần 8% so với cùng kỳ xuống còn 3,5 triệu chiếc.
Thậm chí, một số lãnh đạo trong ngành cho biết mục tiêu xuất khẩu 4 triệu vẫn là khá khiêm tốn. Họ nói rằng các công ty Trung Quốc có thể xuất xưởng tới 4,5 triệu chiếc xe trong năm nay vì sản phẩm của họ phổ biến ở Đông Nam Á, Nam Mỹ và châu Phi.
Jack Chen, giám đốc phát triển chiến lược của Jetour, một công ty con về xe điện (EV) của Chery Automobile thuộc sở hữu nhà nước, cho biết triển vọng xuất khẩu của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là “rất sáng sủa” dựa trên các đơn đặt hàng mà họ đã nhận được.
“Số liệu xuất khẩu thực tế sẽ đánh bại kỳ vọng của thị trường”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn bên lề tại triển lãm ô tô Thượng Hải. “Xe Trung Quốc được coi là sản phẩm đáng đồng tiền bát gạo ở một số thị trường, bao gồm cả Đông Nam Á”.
Các nhà lắp ráp ô tô khác cũng đồng tình với quan điểm này, cho biết họ đã được một số lượng lớn đại lý nước ngoài tiếp cận trong hai ngày đầu diễn ra triển lãm. Những người này đều tỏ ra rất quan tâm đến việc bán xe điện do Trung Quốc sản xuất tại thị trường của họ.
Zhang Xinhao, giám đốc bán hàng của thương hiệu xe điện Shenlan của Changan, cho biết các đại lý đánh giá cao chất lượng và thiết kế của những chiếc xe của công ty.
Ông nói: “Phản ứng của họ đối với các phương tiện của chúng tôi giúp chúng tôi tự tin hơn khi bán cho khách hàng quốc tế. Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cần cố gắng hết sức để đảm bảo ô tô bán ra nước ngoài an toàn và đáng tin cậy để quảng bá hình ảnh của chúng tôi như một cường quốc sản xuất ô tô”.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) cho biết, Trung Quốc đã xuất khẩu 301.000 xe trong hai tháng đầu năm nay, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi xuất khẩu từ Nhật Bản giảm 4,9% xuống còn 256.000 chiếc trong cùng kỳ.
Trong tháng 4, Zeekr, một thương hiệu EV thuộc sở hữu của Geely, đã công bố kế hoạch mở rộng ra nước ngoài, đặt mục tiêu châu Âu là điểm dừng chân đầu tiên.
Công ty cho biết họ đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng trước ở châu Âu cho hai mẫu xe của mình – chiếc sedan Zeekr 001 và chiếc SUV Zeekr 003 – sẽ cạnh tranh với các thương hiệu ô tô hạng sang châu Âu.
Zeekr cũng có kế hoạch mở các phòng trưng bày đầu tiên thuộc sở hữu của công ty tại Stockholm và Amsterdam vào cuối năm nay và có mặt ở hầu hết khu vực Tây Âu vào năm 2026.
“Châu Âu, đặc biệt là Đức, có lịch sử rất mạnh về sản xuất ô tô chạy bằng xăng”, Wang Rong, giám đốc điều hành tại Lynk, công ty con của Geely cho biết. “Vì vậy, tôi nghĩ rằng nếu các thương hiệu xe hơi có thể hoạt động tốt trong khu vực, điều đó có nghĩa là họ đã được công nhận trên toàn thế giới”.
Mark Zhou, phó chủ tịch điều hành sản phẩm, nghiên cứu và phát triển của Nio, cho biết công ty khởi nghiệp EV có trụ sở tại Thượng Hải đang nỗ lực tăng cường nhân sự ở châu Âu để phục vụ khách hàng tốt hơn.
“Thách thức của chúng tôi ngày nay là làm thế nào để nhanh chóng nhân rộng khả năng phát triển phần mềm cho thị trường châu Âu và làm thế nào để hiểu khách hàng châu Âu”, ông Zhou nói. “Về phía phần mềm, phản hồi của người dùng vẫn còn chậm”.
Theo DataForce, một nền tảng thu thập dữ liệu, vào tháng 12/2022, Nio đã bán được 420 chiếc ở châu Âu, tăng 530% so với một năm trước đó.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã bị lôi kéo vào cuộc chiến giá cả khốc liệt do Tesla dẫn đầu, gây ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận kể từ cuối năm ngoái. Tổng doanh số bán cả xe chạy bằng xăng và chạy bằng pin ở Trung Quốc đã tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,59 triệu chiếc trong tháng 3, mức tăng nhỏ nhất trong tháng kể từ năm 2020.
Nguồn: SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng