HarmonyOS của Huawei đang đi trên chính con đường của Tizen - Samsung ngày nào, thế nhưng...
Thị trường di động 5 năm trước "nhan nhản" các hệ điều hành như HarmonyOS hiện tại: cùng bắt nguồn từ UNIX, cùng mang tham vọng thay thế Android...
Không nằm ngoài dự kiến, Huawei cuối cùng cũng đã chính thức vén màn hệ điều hành của riêng mình mang tên "HarmonyOS". Ra đời trong bối cảnh công ty Trung Quốc đang bị chính quyền Trump đưa vào danh sách đen thương mại, HarmonyOS được kỳ vọng sẽ trở thành lựa chọn thay thế Android trên smartphone Huawei.
Huawei đâu phải là gã khổng lồ đầu tiên ra mắt một hệ điều hành UNIX với tham vọng đánh bại được Android? Những năm 2013 và 2014, Samsung đã từng gây chú ý khi bắt tay cùng Intel ra mắt hệ điều hành Tizen. Khi đó, ai cũng có thể thấy rằng Samsung thật sự muốn ngừng phụ thuộc vào Android-của-Google: sản phẩm "đỉnh" đầu tiên dùng Tizen là TV chứ không phải smartphone.
Huawei đâu phải gã khổng lồ đầu tiên với tham vọng thay thế được Android...
Tất cả các thương hiệu smartphone lớn khác cũng đều tìm đến ít nhất là 1 hệ điều hành bên cạnh Android. Windows Phone sẽ là cái tên được nhiều người ghi nhớ nhất, nhưng chắc chắn các fan công nghệ vẫn còn có thể kể tên Sailfish (bản kế thừa từ MeeGo của Nokia), webOS của LG, FireFox OS hay Ubuntu. Ngay cả BB10 của BlackBerry cũng có kiến trúc UNIX như Android và Harmony. Những thiết bị BB10 cuối cùng vẫn có khả năng chạy giả lập ứng dụng Android.
Tương lai ở đâu?
Hãy nhìn vào tất cả những cái tên ở phía trên và bạn sẽ đoán được về tương lai của smartphone Huawei. Cũng giống như HarmonyOS ngày nay, tất cả các hệ điều hành này đều đã mang tham vọng thay thế được Android để trở thành đối thủ lớn thứ 3 trên thị trường. Về mặt kỹ thuật, họ có cơ sở để hy vọng, bởi kiến trúc UNIX đã hàm chứa mức độ tương thích nhất định, chưa kể Java và Kotlin (các ngôn ngữ dùng để phát triển app Android) cũng chẳng phải của riêng Google. Đưa ứng dụng Android lên các hệ điều hành UNIX này còn tốn ít công sức hơn là port từ Android sang iOS hay Windows Phone.
Nhưng đến cuối cùng thì Android vẫn cứ độc chiếm thị trường di động. Tất cả các hệ điều hành khác, nếu may mắn thì "yên nghỉ" trên TV và smartwatch, tồi tệ nhất thì bị ngưng phát triển rồi chìm vào dĩ vãng. Đến cả núi tiền của Samsung và Intel cũng không thể giúp cho Tizen có khả năng cạnh tranh với Android. Hãy nhớ rằng, quý vừa qua Samsung dù có gặp khó khăn bủa vây nhưng vẫn lãi được 5,5 tỷ USD, vẫn cao hơn lợi nhuận cả nửa đầu năm của Huawei.
Thứ Huawei cần không phải là những màn marketing hào nhoáng, mà là một hệ sinh thái ứng dụng ngang tầm Android hay iOS.
Bởi Google và Apple đã trói cả thế giới vào hệ sinh thái ứng dụng trên iOS và Android. Apple làm chủ phân khúc khách hàng dư dả tài chính, Google nắm phần còn lại. Muốn phát triển cho một hệ điều hành di động nào khác, các nhà phát triển sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức – và bởi thế, kẻ làm chủ hệ điều hành đó phải thuyết phục được các nhà phát triển này rằng công sức họ bỏ ra là xứng đáng. Chưa kể, HarmonyOS chắc chắn sẽ thiếu vắng các dịch vụ Google như Gmail, YouTube, Search, Docs...
Giá được như Tizen...
Hơn ai hết, Huawei hiểu rằng HarmonyOS cho smartphone sẽ là một trải nghiệm không thể so sánh cùng Google. Và vì thế, ngay từ khi chưa ra mắt Huawei đã phải thừa nhận HarmonyOS chủ yếu để dành cho IoT chứ không phải là smartphone. Giấc mơ lớn nhất mà Huawei có thể dành cho Harmony lúc này chỉ là sánh ngang với Tizen và webOS mà thôi.
Nhưng ngay cả giấc mơ ấy cũng phải đối mặt với hiện thực phũ phàng. Bởi Samsung và LG đang chia nhau 2 vị trí dẫn đầu thị trường TV toàn cầu. Huawei, ngoài smartphone và tablet ra, chưa có mảng thiết bị điện tử người tiêu dùng nào đạt thị phần đáng kể để từ đó, chứng kiến sự thành công của HarmonyOS được.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng