Hãy sẵn sàng: Khai khoáng ngoài không gian sẽ chỉ còn là câu chuyện trong một thập kỷ tới
Đầu tư và trở thành một phần của nền kinh tế trong tương lai.
Liệu có phải nước chính là dầu lửa của vũ trụ? Điều này hoàn toàn có thể nếu đó là những quốc gia Trung Đông như Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đây là những nước đang tìm kiếm phương pháp để đa dạng hóa lợi ích của nhiên liệu hóa thạch.
“Các quốc gia dầu mỏ Trung Đông đang đầu tư vào công nghệ vệ tinh và cố gắng chuyển đổi đổi nền kinh tế trong nước thành những nền kinh tế kỹ thuật số và kinh tế tri thức”, Tom James từ Navitas Resources, công ty chuyên tư vấn về năng lượng có trụ sở tại London và Singapore.
Khi các nhà khai thác không gian như Elon Musk và Jeffrey P. Bezos mong muốn giảm chi phí di chuyển trong vũ trụ, thì các quốc gia dầu mỏ (và một số nước khác) bị thu hút bởi lợi ích trong việc khai thác khoáng sản và nước trong không gian.
Các quốc gia dầu mỏ hiện đang đầu tư vào các công ty và cơ sở mà trong tương lai có thể khai thác khoáng sản và nước được tìm thấy trên các Mặt Trăng, thiên thạch và tiểu hành tinh.
“Họ đầu tư vào lĩnh vực này để thu hút kinh doanh đến với Trung Đông”, James nói. "Các quốc gia dầu mỏ có những khoảng không gian rộng lớn và trống trải, với số lượng dân cơ thấp và nằm gần xích đạo."
UAE đã thực hiện nhiều nỗ lực để thành lập một ngành công nghiệp vũ trụ, trong đó họ đã đầu tư hơn 5 tỷ USD, bao gồm 4 vệ tinh đã có mặt trong không gian và 1 vệ tinh sẽ được phóng vào năm 2018.
“Trung Đông là nơi lý tưởng cho việc phóng tên lửa và tàu vũ trụ”, James nói. “Đây là một biện pháp dài hạn. Dầu mỏ và khí đốt không phải là mãi mãi, vậy nên họ đang tìm kiếm nơi đầu tư và trở thành một phần của nền kinh tế trong tương lai.”
Nước cực kỳ quan trọng, nó có thể được chuyển thành khí hydro để làm nhiên liệu cho tàu vũ trụ, khí oxy để thở hoặc để sử dụng hàng ngày. Chỉ cần một hành trình kéo dài 4 ngày và những khoang chứa băng đá thật lớn, thì Mặt Trăng sẽ trở thành ứng viên hàng đầu để khai thác tài nguyên.
Sự quan tâm đến công nghiệp hoá và khai thác không gian đã được Musk, Bezos và một số nhân vật khác làm dấy lên trong những năm gần đây. Một phần quan trọng trong việc giảm chi phí di chuyển trong không gian và công nghiệp hoá vũ trụ là tìm kiếm những vật chất ngoài không gian như nước và khoáng chất mà không phải đem theo từ Trái Đất.
Ngân hàng Goldman Sachs đã viết trong một nghiên cứu gần đây nói rằng “khai khoáng không gian có thể trở nên thực tế hơn so với nhận thức”. Cơ quan này cũng đề cập đến việc lưu giữ nước để làm nhiên liệu có thể sẽ “thay đổi trò chơi” bởi các trạm khí đốt được tạo ra trên quỹ đạo. Hầu hết các khoáng vật sẽ được giữ lại để sử dụng trong không gian. Nhưng một số loại có giá trị cao và quý hiếm có thể được mang về Trái Đất.
Ví dụ, Goldman Sachs đã trích dẫn trong một cuộc phỏng vấn năm 2012 với Planetary Resources, họ đã ước tính một thiên thạch có kích thước bằng một sân bóng có thể chứa đến 50 tỷ USD giá trị của platinum (bạch kim).
“Khai thác thiên thạch có thể trở thành nguồn cung nhanh chóng cho nền kinh tế sản xuất trên quỹ đạo bởi nơi đây rất sẵn những nguyên liệu thô cần thiết”, theo báo cáo của Goldman Sachs.
Công nghệ thì đã sẵn sàng nhưng đây vẫn không phải là việc dễ dàng. Bởi các thiên thạch di chuyển với tốc độ hàng chục ngàn km/h. Theo dõi và xác định thành phần của chúng là điều rất khó. Mặc dù điều này có thể thực hiện được, nhưng câu hỏi về lợi ích – chi phí cũng là điều đáng quan tâm, và liệu có đáng để thực hiện hay không? Chúng ta chưa thể biết trước được và cũng còn rất nhiều việc cần xác định để xem liệu khai khoáng ngoài không gian có đem lại lợi nhuận? Nhưng đây vẫn là một ngành đầy hứa hẹn.
"Tuy rào cản tâm lý đối với khai thác thiên thạch là khá lớn, nhưng các rào cản về tài chính và công nghệ thực ra lại thấp hơn rất nhiều", theo báo cáo của Goldman Sachs. "Những tàu thăm dò khoáng chất có thể được lắp ráp với chi phí hàng chục triệu USD, và Viện Công nghệ California đã gợi ý rằng một tàu vũ trụ để vận chuyển thiên thạch có thể có giá 2,6 triệu USD.
Tham khảo Sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng