Đại diện K+ cho hay trang web chuyên chiếu phim lậu này đã thu lợi bất chính một số tiền khổng lồ trong suốt 10 năm qua.
Mới đây, chỉ sẻ trên kênh VTV1, đại diện Truyền hình số vệ tinh K+, đơn vị sở hữu nhiều bộ phim bị chiếu lậu trên Phimmoi cho biết, doanh nghiệp này đã phải chịu thua lỗ rất lớn khi những bộ phim bị website Phimmoi chiếu trái phép.
Theo K+, Phimmoi sở hữu kho phim lên đến hàng chục nghìn và trung bình mỗi phim gắn ba quảng cáo. Với tần suất đó, đại diện K+ ước tính Phimmoi có thể kiếm được 15 tỷ đồng/tháng. Như vậy, trong vòng gần 10 năm kể từ khi thành lập trang web, doanh thu của trang Phimmoi có thể lên đến 1.800 tỷ đồng, dù nhiều lần bị đánh sập, thay đổi tên miền. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số ước lượng và chưa thể đo lường hết hoàn toàn quy mô doanh thu của Phimmoi.
Theo kênh VTV1, vướng mắc lớn nhất nằm ở việc Phimmoi không thu phí của người dùng mà tìm kiếm nguồn thu từ hoạt động quảng cáo. Nhưng những nguồn thu này khó xác định bởi đa phần các doanh nghiệp quảng cáo trên Phimmoi đều hoạt động ở nước ngoài, không có đại diện thương mại tại Việt Nam.
Ngoài ra, muốn xử lý hình sự đối với phimmoi thì phải chứng minh được thiệt hại của chủ tài sản, nhưng hiện chưa có hướng dẫn về cách tính thiệt hại thế nào với phim chiếu mạng.
Trên thực tế, phimmoi.net không phải là trang web chiếu phim lậu duy nhất ở nước ta nhưng lại được mệnh danh là "Vua lì đòn" bởi Phimmoi luôn dùng đủ mọi cách để "hồi sinh" sau các đợt quét vi phạm bản quyền của nhà mạng.
Tên đầu tiên và được nhiều người biết đến nhất là phimmoi, tuy nhiên sau đó trang web này lần lượt đổi tên miền thành phimmoiz, phimmoizz, thậm chí phimmoizzz sau mỗi lần bị đánh sập để qua mặt cơ quan chức năng.
Ngoài ra, chỉ cần người dùng sử dụng cú pháp "xem phim + tên phim" thì sẽ xuất hiện hàng loạt web phim lậu đang hoạt động tương tự như Phimmoi có thể kể đến như phimhayzz.net, tv.vkool.net, motphjm.net... Điểm chung của các website trên là đều cung cấp các nội dung phim ảnh miễn phí, số lượng khá đầy đủ và đặc biệt là cực kỳ nhiều quảng cáo.
Năm 2022, theo nghiên cứu của Media Partners Asia, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực, sau Indonesia và Philippines về tỷ lệ vi phạm bản quyền trên không gian số. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng trên môi trường số, việc bảo vệ tác phẩm gốc khỏi bị sao chép hoặc sử dụng sai mục đích trên mạng Internet ngày càng trở nên phức tạp.
Hiện tại có khoảng 200 trang web chiếu phim vi phạm bản quyền, với hàng trăm triệu lượt xem mỗi năm, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng từ tiền quảng cáo. Để đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước, tội phạm liên tục nghĩ ra nhiều hình thức mới để đánh cắp bản quyền như livestream, streaming và mới nhất là review phim.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng