Hết Đức lại đến lượt Trung Quốc soán ngôi Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới
“Kể từ bây giờ sẽ là kỷ nguyên của cuộc chiến với người Nhật tại thị trường Đông Nam Á”.
- AI mới này nghiên cứu 'câu chuyện về cuộc đời bạn' để dự đoán nó có thể sẽ kết thúc như thế nào
- Tại sao vụ phun trào núi lửa Iceland lại khiến các chuyên gia lo lắng?
- Xương Ishango: Làm sáng tỏ bằng chứng sớm nhất về toán học trong lịch sử loài người
- Stan Larkin: Người đàn ông sống mà không cần có trái tim trong suốt hơn 500 ngày
- Xác ướp 2.400 năm tuổi được bảo quản tốt đến mức các nhà khoa học có thể lấy được dấu vân tay!
Trung Quốc lần đầu tiên đang trên đà trở thành nước xuất khẩu ô tô hàng đầu thế giới nhờ có chỗ đứng vững mạnh ở Nga và Mexico cũng như ngành công nghiệp xe điện toàn cầu đang phát triển.
Theo dữ liệu sơ bộ từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), Trung Quốc đã xuất khẩu 4,41 triệu ô tô trong 11 tháng đầu năm 2023, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Nhật Bản xuất khẩu 3,99 triệu ô tô trong 11 tháng đầu năm, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh số xuất khẩu ô tô cả năm 2023 của Nhật Bản dự kiến đạt 4,3 triệu chiếc.
Lần gần đây nhất Nhật Bản rớt khỏi vị trí dẫn đầu là khi bị Đức vượt qua vào năm 2016.
Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc ô tô và coi việc thế giới đang chuyển hướng sang xe điện là động lực để đạt được mục tiêu đó.
Một động lực khác cho các nhà xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đó là thị trường Nga khi mà sự rút lui của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và phương Tây tại quốc gia này mang lại lợi ích cho các công ty Trung Quốc.
Trung Quốc đã xuất khẩu 730.000 xe sang Nga trong 10 tháng đầu năm nay, gấp 7 lần so với một năm trước đó. Chery Automobile và Great Wall Motor xuất khẩu phần lớn ô tô chạy bằng xăng sang nước này, bao gồm cả xe thể thao đa dụng cỡ trung và cỡ lớn (SUV).
Sau Nga, nước ghi nhận mức tăng lớn thứ hai trong xuất khẩu ô tô của Trung Quốc là Mexico, nơi sản lượng tăng 71% lên 330.000 xe trong gia đoạn này. Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách xây dựng cơ sở khách hàng ở nước này để làm chỗ đứng cho việc mở rộng sang thị trường Mỹ và Canada. Chery, SAIC Motor và Anhui Jianghuai Automobile (JAC) đều tăng cường xuất khẩu sang Mexico.
Theo CAAM, xuất khẩu xe điện và các phương tiện sử dụng năng lượng mới khác đã tăng 77% trong năm lên 1,43 triệu chiếc trong 10 tháng đầu năm nay.
Hầu hết xe Trung Quốc đều được xuất khẩu tới châu Âu và Đông Nam Á.
Mẫu SUV chủ lực của nhà sản xuất ô tô hàng đầu Trung Quốc BYD là Atto 3 được bán với giá 38.000 euro (khoảng 42.000 USD) ở châu Âu. Con số này thấp hơn so với mức giá xe điện trung bình của khu vực, dao động trong khoảng 50.000-60.000 euro.
Các hãng ô tô Trung Quốc đang ngày càng mở rộng xuất khẩu sang Đông Nam Á – nơi các đối thủ Nhật Bản nắm giữ thị phần lớn. Tuy nhiên, sự chuyển hướng chậm chạp sang xe điện của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã dẫn đến sự sụt giảm thị phần.
Trong giai đoạn 10 tháng đầu năm, xuất khẩu phương tiện sử dụng năng lượng mới từ Trung Quốc sang các thị trường châu Á khác bằng số lượng xuất khẩu sang châu Âu. Xuất khẩu sang Thái Lan tăng gấp đôi so với năm ngoái, vượt xa xuất khẩu sang Anh.
Giám đốc điều hành của một hãng sản xuất ô tô lớn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc cho biết: “Kể từ bây giờ sẽ là kỷ nguyên của cuộc chiến với người Nhật tại thị trường Đông Nam Á”.
Tomoyuki Suzuki, giám đốc điều hành tại công ty tư vấn AlixPartners của Mỹ, đánh giá trợ cấp của nhà nước là yếu tố chính tạo nên lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trong xuất khẩu. Suzuki cho biết: “Việc chính phủ Trung Quốc trợ cấp ồ ạt đã mở rộng chuỗi cung ứng sản xuất và xuất khẩu ô tô xuyên biên giới”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng