Nếu bạn thực sự có khả năng bước ra khỏi cơ thể trần tục của mình, chuyện gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ trải nghiệm những điều đó từ góc nhìn nào?
Có thể bạn đã từng nghe nói đến khái niệm trải nghiệm ngoài cơ thể (out of body experiences) trên phim ảnh sách báo, hoặc cũng có thể, chính bạn đã từng có trải nghiệm đó. Từ nhiều thế kỷ nay, hiện tượng kỳ bí này luôn thu hút các bác sỹ, các nhà khoa học, các học giả tôn giáo cũng như những tay nghiên cứu nghiệp dư. Hiện tượng này thường được cho là có liên quan với những tổn thương bệnh lý của hệ thần kinh, nhưng một nghiên cứu mới được xuất bản vào năm 2007 bởi các nhà khoa học Anh và Thụy Điển đã chứng minh điều ngược lại: nó hoàn toàn có thể xảy ra ở người bình thường.
Nếu hồn bạn thực sự lìa khỏi xác, liệu bạn sẽ cảm nhận được gì? Nhìn? Nghe? Ngửi? Nếm? Hay tất cả 5 giác quan sẽ đều hoạt động “như thường”? Nếu bạn thực sự có khả năng bước ra khỏi cơ thể trần tục của mình, chuyện gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ trải nghiệm những điều đó từ góc nhìn nào?
Để trả lời những câu hỏi trên, các nhà khoa học tại Học viện Thần Kinh thuộc đại học London đã tiến hành 2 thử nghiệm. Trong thử nghiệm đầu tiên, các đối tượng sẽ được cho ngồi trên một chiếc ghế, với 2 bên mắt được gắn 2 mắt kinh riêng biệt, nối với 2 chiếc camera đằng sau lưng họ. Mỗi chiếc camera này đóng vai trò như một “con mắt ảo”, truyền thông tin riêng biệt về 2 bên mắt trái và mắt phải. Đối tượng nghiên cứu sẽ chỉ nhìn thấy duy nhất một hình ảnh truyền về từ 2 chiếc camera nằm sau lưng họ.
Sau đó, một người sẽ đứng ngay trước camera, và dùng 2 sợi dây cao su đồng thời chạm vào con mắt ảo, và ngực của đối tượng. Kết quả cho thấy, một số đối tượng cảm thấy sợi dây cao su – nhưng là TỪ VỊ TRÍ CỦA CON MẮT ẢO. Một số đối tượng khác cho biết, họ không thể diễn tả nổi chuyện gì vừa xảy ra.
Thử nghiệm thứ 2, cũng cùng một mô hình như trên, nhưng các nhà nghiên cứu sẽ gắn thêm các cảm biến nhiệt nhằm mục đích ghi nhận lại các phản ứng về tâm lý của đối tượng. Sau đó, họ sẽ cho một người cầm búa….nện thẳng vào “con mắt ảo”. Kết quả cho thấy, hầu hết các đối tượng tham gia đều tỏ ra sợ hãi như thể chính họ đang phải lãnh nhát búa đó.
Thử nghiệm thứ 3 được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Thụy Điển. Đối tượng tham gia sẽ được cho xem 1 trong 3 mô hình 3D (tất nhiên, với độ chân thực rất lớn): 1 con búp bê, 1 chiếc hộp và 1 hình chiếu 3D của chính họ. 2 người sẽ liên tục chạm vào sau lưng đối tượng và lưng của mô hình 3D. Sau đó, các đối tượng được bịt mặt, dẫn đi 1 khoảng ngắn, và được tháo khăn bịt mặt. Cuối cùng, họ được yêu cầu trở về vị trí ban đầu.
Kết quả cho thấy, tất cả những đối tượng được chiếu mô hình búp bê và viên gạch đều quay trở về đúng vị trí ban đầu. Trong khi đó, những đối tượng được chiếu mô hình của chính họ, họ sẽ quay trở về vị trí của mô hình đó.
Những kết quả trên cho chúng ta biết điều gì?
Trải nghiệm ngoài cơ thể - Giả thuyết và sự thực
Về cơ bản, trong cả 3 thử nghiệm trên, các nhà khoa học đều cố gắng tái tạo lại mô hình trải nghiệm ngoài cơ thể: Đó là việc chúng ta NHÌN thấy cơ thể của chính chúng ta từ góc nhìn bên ngoài. Trải nghiệm ngoài cơ thể thường đi kèm với các bệnh lý nghiêm trọng, tai nạn, co giật, và thậm chí trong cả trải nghiệm trước khi chết. Tuy nhiên, theo thống kê của UCL News, vẫn có khoảng 10% người bình thường đã từng có trải nghiệm này.
Một vài giả thiết đã được đề ra nhằm lý giải nguyên nhân của nó:
-Sự thiếu oxy đã thay đổi hoạt động của não bộ.
-Chấn thương buộc não bộ phải thích ứng bằng cách tạm “rời” khỏi cơ thể, từ đó giúp tăng khả năng sống sót.
-Stress gây ra các cảm nhận thực thể khác nhau, trong đó có cả việc bạn “cảm thấy” chính bản thân mình – một hiện tượng được biết đến với tên gọi “proprioception”.
Một số người còn cho rằng, hiện tượng này chẳng qua chỉ là một ảo giác, không hơn không kém. Tuy nhiên giả thuyết này vẫn chưa được ủng hộ bằng các bằng chứng hay luận điểm thuyết phục.
Vậy, những thử nghiệm ở đầu bài viết cho chúng ta thấy điều gì? Có vẻ như, cảm nhận của một người về chính bản thân họ phụ thuộc vào sự PHỐI HỢP hoạt đông của các giác quan. Các thử nghiệm trên đã phá vỡ mối liên kết này.
Nhiều thử nghiệm trong quá khứ đã cho thấy, cơ thể của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong việc tự xác định chính bản thân chúng ta. Do đó, những thử nghiệm trên vẫn chưa thể đạt đến tầm “hồn lìa khỏi xác”. Khác với trải nghiệm ngoài cơ thể, các đối tượng cho rằng, họ vẫn có khả năng nhận ra giác quan mình đang cảm nhận thấy một “thứ khác”, chứ không phải cơ thể của họ.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, việc tách biệt các giác quan ra khỏi cơ thể đã “đánh lừa” được bộ não, dẫn đến những cảm nhận sai lầm về thị giác, không gian và phương hướng của họ. Tiến sĩ Ehrsson, trưởng nhóm nghiên cứu tại Thụy Điển cho biết, đây là lần đầu tiên những thử nghiệm này được tiến hành trên cơ thể người khỏe mạnh. Rõ ràng, những thử nghiệm này đã khẳng định vai trò của cơ thể thực thể như là một nền tảng không thể tách rời đối với ý thức.
Cùng với đó, đây cũng là một bước đột phá lớn trong quá trình sáng tạo ra thực tế ảo. Những giấc mơ về một trải nghiệm chân thực trong game, hay thỏa mãn các giác quan của bạn bên người mà bạn ngày đêm mơ tưởng, tất cả đều sẽ trở thành hiện thực (ảo). Hãy cùng chờ đợi điều này.
Tham khảo: Howstuffworks
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng