Các chuyên gia thiên văn học cho rằng, đây là hiện tượng thiên văn "song kiếm hợp bích" cực hiếm.
Trang Livescience đưa tin, hiện tượng thiên văn nguyệt thực toàn phần (hay "Mặt trăng máu") diễn ra vào ngày 8/10 tới đây sẽ là một hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm.
Đó là người quan sát dưới đất sẽ được chứng kiến cùng lúc hai hiện tượng, Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn cùng một lúc với cảnh Mặt trời mọc. Hiện tượng này được gọi là "selenelion" hay thiên thực ngang.
Nhiều nhà khoa học vũ trụ cho rằng, về lý thuyết hiện tượng này không thể xảy ra. Các chuyên gia lý giải rằng, trong hiện tượng nguyệt thực, Mặt trời và Mặt trăng cách nhau chính xác 180 độ trên bầu trời.
Trong một sự liên kết thẳng hàng như vậy (trong thiên văn gọi là "syzygy") thì việc nhìn thấy hai hiện tượng cùng lúc là bất khả thi.
Tuy nhiên, nhờ vào bầu khí quyển của Trái đất, những hình ảnh của cả Mặt trời và Mặt trăng được nổi lên trên đường chân trời qua hiện tượng khúc xạ khí quyển.
Điều này đồng nghĩa nó cho phép chúng ta - những chủ thể ở trên Trái đất có thể nhìn thấy Mặt trời thêm nhiều phút nữa trước khi nó thực sự mọc và Mặt trăng thêm nhiều phút trước khi nó thực sự lặn.
Các chuyên gia thiên văn cho rằng, đây là một trong những hiện tượng thiên văn cực hiếm. Hai mươi lăm năm trước, trong một bài báo đăng trên Tạp chí Sky & Telescope năm 1989, nhà thiên văn học Bradley Schaefer đã cho nghiên cứu rộng rãi khả năng xuất hiện Mặt trăng khi nó ở vị trí thấp nhất trên bầu trời.
Hiện tượng này chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi Mặt trăng ở phía trên đường chân trời khoảng 2 độ, còn Mặt trời ở phía dưới chân trời khoảng 2 độ. Do đó, các nhà quan sát chỉ có khoảng 10 - 15 phút để quan sát hiện tượng kỳ thú này.
Những cư dân địa phương ở phía Đông của sông Mississippi sẽ có cơ hội quan sát trực tiếp cảnh tượng "bất thường" này. Với điều kiện cho phép, trời quang mây, không mưa mù, bạn có thể dễ dàng quan sát cảnh tượng có 1-0-2 đó trong khoảng 2 - 9 phút (tùy thuộc vị trí của bạn).
Theo đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng Mặt trời mọc ở phía Đông trong khi Mặt trăng che khuất hoàn toàn ở phía Tây.
Từ đảo Newfoundland, Canada, giai đoạn một phần của nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào khoảng 30 - 45 phút trước khi Mặt trăng lặn. Phần tối sẽ dần xuất hiện ở phía bên trái của Mặt trăng khi Mặt trời bắt đầu mọc.
Trên khắp phía Đông Nova Scotia, bạn chỉ có thể quan sát được phần thấp nhất của Mặt trăng khi nó đi xuống chân trời phía Tây. Xa hơn về phía Nam, phía Tây dọc bờ biển Đại Tây Dương, Mặt trăng sẽ hoàn toàn chìm trong cái bóng của Trái đất.
Vào tháng 4/2014, chúng ta cũng vừa đón xem hiện tượng nguyệt thực toàn phần (hay "Mặt trăng máu"). Lúc này bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 60 phút. Mặt trăng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là màu đỏ - điều mà nhiều người vẫn gọi đó là hiện tượng "Mặt trăng máu".
Người dân Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Nguyệt thực toàn phần. Hiện tượng này bắt đầu vào lúc 17h25 ngày 8/10 (theo giờ Việt Nam) và đạt cực đại vào khoảng 17h54 tới 18h24, lúc này, Mặt trăng sẽ hoàn toàn chuyển sang màu đỏ.
Theo MASK online
>>'Trăng máu' sẽ xuất hiện trên bầu trời Việt Nam vào mùng 8 tháng 10
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng