Hổ dữ cũng không ăn thịt con nhưng loài cá mập này thì hung dữ tới mức dám làm điều đó
Một loài cá mập mình lươn dài 3 mét sống cách đây 300 triệu năm sẵn sàng ăn thịt con non mới đẻ khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
Theo Science Alert, mới đây các nhà khoa học đến từ trường Royal Holloway, Đại học London (Anh) đang tập trung nghiên cứu một loài cá mập khổng lồ có tên khoa học là Orthacanthus sinh sống cách đây 300 triệu năm.
Đây được coi là loại động vật ăn thịt nguy hiểm nhất trong môi trường dưới nước và có vẻ như con mồi của chúng không chỉ là các loài khác mà còn là chính con của mình.
Trong nghiên cứu công bố hôm 11/8, nhóm nghiên cứu cho biết đã khai quật được hóa thạch phân hình xoắn ốc thuộc về những con cá mập tiền sử to lớn tại mỏ than Minto ở New Brunswick, Canada, nơi từng là vùng nước ngọt nội địa thời cổ đại, nhằm tìm hiểu sự đa dạng của hệ động vật biển thời kỳ đó.
Nghiên cứu hóa thạch phân để hiểu rõ hành vi và đặc điểm sinh học của Orthacanthus, các nhà khoa học phát hiện dấu vết ăn thịt đồng loại, đặc biệt là tình trạng ăn thịt con non mới đẻ ở loài cá mập này khi nguồn thức ăn khan hiếm. Người ta đã tìm thấy răng của cá mập con trong các hóa thạch phân của cá mập bố mẹ.
“Bằng chứng từ các mẫu dạ dày hóa thạch của loài cá mập cổ này cho thấy con mồi của chúng là động vật lưỡng cư và các loài cá. Bên cạnh đó, chúng còn ăn thịt chính con của mình” - Aodhán Ó Gogáin, nhà sinh vật học đến từ Ireland cho biết.
Tuy nhiên, việc tìm thấy răng của cá mập con trong mẫu phân hóa thạch của cá mập cổ đại chưa đủ là bằng chứng để khẳng định loài cá mập Orthacanthus này ăn chính con mình khi nguồn thức ăn khan hiếm. Một số giả thuyết cho rằng chính những loài động vật biển là con mồi của cá mập Orthacanthus đã ăn thịt cá mập con và bài tiết ra răng không tiêu hóa được trong phân.
Theo các nhà nghiên cứu, vấn đề này có thể được giải quyết khi họ phân tích được hình dáng mẫu phân hóa thạch của cá mập Orthacanthus đã tìm thấy.
Orthacanthus là một trong những loài ăn thịt hàng đầu trong thế giới đại dương, cũng thuộc hàng thú săn mồi lớn nhất ở đầm lầy ven biển và vùng biển nông. Loài quái ngư to lớn này có cơ thể giống lươn dài tới 3 mét và những chiếc răng ba mẩu sắc nhọn.
Bên cạnh đó, loài cá mập này còn có xương cột sống, ruột thẳng hình xoắn ốc đặc biệt và phân hóa thạch được tìm thấy cũng có hình xoắn ốc. Điều này khiến các nhà khoa học đi đến một kết luận rùng rợn rằng chúng ăn thịt chính con non của mình, hay còn gọi là hành vi ăn thịt đồng loại.
Một chiếc răng ba mấu của cá mập non tìm thấy trong mẫu phân hóa thạch.
Chúng tôi vẫn chưa biết được lý do tại sao cá mập Orthacanthus lại ăn thịt chính con đẻ của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thời kỳ Cacbon (khoảng 360-300 triệu năm trước đây) là giai đoạn các loài cá biển bắt đầu xâm chiếm vùng đầm lầy nước ngọt với số lượng lớn” – Tiến sĩ Howard Falcon-Lang, một trong các thành viên của nhóm nghiên cứu đến từ Anh cho biết.
Ông cũng bổ sung rằng: "Có thể ban đầu cá mập Orthacanthus chọn những vùng nước ngọt nội địa để bảo vệ và nuôi dưỡng con non, nhưng chúng phải ăn thịt chính con của mình khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm”.
Tuy nhiên, trong bất kì trường hợp nào, việc ăn thịt chính con của mình cũng là trường hợp kiếm gặp dù vì lý do nào đi chăng nữa.
“Rõ ràng có bằng chứng cho thấy việc ăn thịt chính con đẻ của mình, và đó là một điều bất thường. Chúng tôi phát hiện ra rằng trong những môi trường sinh thái cạnh tranh, thực phẩm luôn khan hiếm nhưng việc ăn thịt con thì rất khó giải thích. Bạn không thể ăn thịt con đẻ của mình chỉ vì khan hiếm thức ăn, trừ khi bạn chủ đích làm như vậy” - Howard Falcon-Lang chia sẻ trên BBC News.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng