Hồ nước ngọt "siêu khủng" của Nga cách biển 2000km nhưng tại sao vẫn có sinh vật biển sống ở đây?
Hồ Baikal của Nga là hồ nước ngọt sâu nhất và lớn nhất thế giới. Hồ nước này ẩn chứa những bí mật khiến ai cũng tò mò.
- Tàu đệm từ siêu dẫn nhiệt độ cao của Trung Quốc hoạt động như thế nào?
- Dubai tạo ra mưa nhân tạo như thế nào?
- Seiryu Miharashi: Nhà ga xe lửa dẫn đến hư không!
- Những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên khắp thế giới và những câu chuyện kỳ lạ đằng sau chúng
- Công ty Nhật Bản này muốn cung cấp năng lượng cho tên lửa bằng chất thải của bò
Hồ Baikal nằm ở Nga cách đại dương gần nhất 2.000 km nhưng hồ nước tưởng chừng như xa xôi này lại rất giàu sinh vật biển. Tại sao?
Bí ẩn của hồ Baikal trước hết là do quá trình hình thành của nó. Hồ Baikal đã 25 triệu năm tuổi và là một trong những hồ lâu đời nhất trên Trái đất. Trong suốt lịch sử địa chất lâu dài, khí hậu và địa hình của vùng hồ Baikal đã trải qua những thay đổi to lớn và hồ đã nhiều lần được nối với đại dương. Chính những mối liên hệ này đã mang lại cho hồ Baikal "DNA của sinh vật biển".
Thứ hai, vị trí địa lý độc đáo và điều kiện khí hậu của hồ Baikal mang đến khả năng sinh tồn cho sinh vật biển. Mặc dù hồ Baikal cách xa đại dương nhưng khí hậu xung quanh hồ có những điểm tương đồng nhất định với đại dương. Nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác ở vùng hồ Baikal tương tự như các hệ sinh thái biển lân cận, tạo môi trường thích hợp cho sinh vật biển sinh tồn trong hồ.
Ngoài ra, chất dinh dưỡng trong nước hồ Baikal cũng là chìa khóa cho sự sống còn của sinh vật biển. Hồ rất giàu tảo và sinh vật phù du, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho sinh vật biển. Đồng thời, hàm lượng muối và khoáng chất trong nước hồ Baikal tương tự như nước biển khiến hồ Baikal trở thành ngôi nhà tự nhiên của sinh vật biển.
Hồ Baikal - Ngôi nhà của những sinh vật độc đáo
Theo thông tin của Britannica, Baikal là hồ nước ngọt lâu đời nhất hiện có trên Trái đất (khoảng 20 triệu–25 triệu năm tuổi), đồng thời là vùng nước sâu nhất lục địa, có độ sâu tối đa 1.620 mét.
Diện tích của hồ là khoảng 31.500 km vuông, với chiều dài 636 km và chiều rộng trung bình là 48 km. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới tính theo thể tích, chứa khoảng 20% lượng nước ngọt trên bề mặt Trái đất, tức là khoảng 23.000 km khối.
Hệ sinh thái hồ Baikal cung cấp không gian sống cho nhiều sinh vật biển độc đáo. Ví dụ, một trong những “cư dân” của hồ Baikal - ốc nước Baikal. Loài ốc này sống ở vùng nước sâu của hồ. Với các đặc điểm như kích thước nhỏ, lớp vỏ mỏng và trong suốt khiến nó trở thành một cảnh quan độc đáo của hồ Baikal.
Ngoài ra, hồ Baikal còn có một loại cá tên là “cá Baikal”, chúng có thân dẹt, miệng rộng, sống ở vùng nước nông của hồ và ăn tảo và các sinh vật thủy sinh nhỏ.
Theo các nhà khoa học, sinh vật biển ở hồ Baikal đang phải đối mặt với những mối đe dọa lớn. Do môi trường sinh thái độc đáo của hồ, nhiều loài ngoại lai gặp khó khăn trong việc sinh tồn, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không cần được bảo vệ.
Trong những năm gần đây, những thay đổi về chất lượng nước hồ, biến đổi khí hậu và các yếu tố khác đã ảnh hưởng đến đời sống sinh vật biển ở hồ Baikal. Sự xâm lấn của một số loài ngoại lai đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái của hồ.
Như vậy, mặc dù hồ Baikal cách biển 2.000 km nhưng sự tồn tại của sinh vật biển trong hồ khiến chúng ta cảm nhận được sự kỳ diệu của thiên nhiên.
Tham khảo: Sohu
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng