Ban đầu, LG được thành lập tại Hàn Quốc vào năm 1958, lấy tên gọi là Lucky-Goldstar. Và phải mãi cho tới năm 1995, công ty này mới rút gọn tên gọi thành LG như ngày nay.
Sau gần 60 năm thành lập và phát triển, LG ngày nay đã vươn lên thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, với rất nhiều sản phẩm phân bổ ở nhiều phân khúc khác nhau. Trong đó, các sản phẩm quen thuộc của LG bao gồm: smartphone, TV, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt...
Nói riêng về smartphone, LG hiện nay đã không còn nằm trong top 5 các nhà sản xuất di động lớn nhất thế giới. Nhưng tại các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, LG vẫn giữ vững vị trí thứ 3 với 9,7% thị phần - số liệu được cung cấp bởi Statista, đưa ra vào tháng 2 năm 2016.
Tất nhiên, để trở nên thành công như thời điểm hiện tại, LG cũng có câu chuyện riêng, những bài học riêng của mình - tương tự như Samsung, Apple, HTC... Dưới đây sẽ là 9 điều chúng ta ít biết về thương hiệu LG, nằm trong series "Hồ sơ công nghệ" hoàn toàn mới lần này.
Thưở ban đầu...
Ban đầu, LG được thành lập tại Hàn Quốc vào năm 1958, lấy tên gọi là Lucky-Goldstar (tạm dịch là: ngôi sao vàng may mắn). LG được thành lập ngay sau khi chiến tranh Hàn Quốc - Triều Tiên kết thúc. Mục tiêu của LG khi đó là thúc đẩy nền công nghệ - thiết bị điện tử nội địa tại Hàn Quốc.
Bên cạnh Samsung, họ chính là một trong những công ty công nghệ đầu tiên tạo ra radio, TV, tủ lạnh, máy giặt và điều hòa không khí nhằm phục vụ chính người dân Hàn Quốc. Nói không ngoa, LG chính là công thần trong lĩnh vực công nghệ - thiết bị điện tử của quốc gia này.
Tên gọi LG được đặt như thế nào?
Bên cạnh tên gọi Lucky-Goldstar, LG từng sở hữu một cái tên khác là "Hóa chất Lak-Hui". Sau này, bộ phận trên được sát nhập với công ty mẹ và sử dụng chung tên gọi Lucky-Goldstar vào năm 1995. Cũng vào năm này, ban lãnh đạo LG đã quyết định rút ngắn tên công ty thành LG như ngày nay.
Khẩu hiệu của LG là gì?
LG ngày nay chủ yếu được biết đến với khẩu hiệu "Life Good" - cuộc sống tươi đẹp, với ý tưởng sử dụng luôn "L" và "G" cho slogan của mình. Tuy nhiên, trước đó LG cũng từng sử dụng những khẩu hiệu khác như "Công nghệ của tương lai" trong giai đoạn 1997-1999 hoặc "Kỹ thuật số của bạn" - vào giai đoạn 1999-2004.
Lần gần đây nhất LG thay đổi logo
Tại sự kiện CES 2015, LG đã âm thầm thay đổi logo của mình. Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy chữ "L" đã cao hơn và không còn to béo như trước nữa, được thay đổi phông chữ thanh mảnh, chữ "G" cũng tương tự, nhưng đã mềm mại hơn khá nhiều so với phông chữ trước đây.
Điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng điện dung?
Trong thời kì đầu, hầu như người ta chỉ biết tới các mẫu điện thoại màn hình điện trở. Điểm yếu của công nghệ màn hình điện trở là người dùng thường xuyên phải nhấn một lực rất mạnh lên màn hình, thiếu tính chính xác và cũng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.
Sau này, công nghệ màn hình cảm ứng điện dung đã ra đời, khắc phục hầu hết những nhược điểm của công nghệ lạc hậu trước đó, chính là "tính năng cảm ứng" xuất hiện trên smartphone ngày nay. Điện thoại cảm ứng điện dung đầu tiên của LG là chiếc Prada, hay còn biết tới với tên gọi LG KE850.
Sơ lược một chút, chiếc điện thoại này có kích thước màn hình 3 inch, độ phân giải 240 × 400 pixel, với bộ nhớ lưu trữ 8 GB, hỗ trợ kết nối di động 2G, thời gian đàm thoại là khoảng 3 tiếng, chạy Flash UI. Trong 18 tháng đầu tiên bán ra, LG Prada đã tiêu thụ được hơn 1 triệu máy.
Tuy nhiên, TV mới là dòng sản phẩm chiến lược của LG
Sự phổ biến của smartphone khiến nhiều người tin rằng di động là mảng kinh doanh chiến lược của LG. Trên thực tế, TV mới là dòng sản phẩm được công ty Hàn Quốc tập trung đẩy mạnh nhiều hơn. Trên thực tế, khi nhắc tới TV, người ta buộc phải nhắc tới LG vì sự nổi danh của nhà sản xuất này.
Cụ thể, theo những số liệu từ Statista, LG là nhà sản xuất TV phổ biến thứ hai trên thế giới trong năm 2015, với thị phần lên tới 12,4%. Họ chỉ thực sự xếp sau người đồng hương tới từ Hàn Quốc - cũng chính là đối thủ của họ trên thị trường TV là Samsung, với thị phần 20,98%.
Mức độ thân thiện với môi trường
Hầu hết các công ty công nghệ đều không đánh cao trong khoản "thân thiện với môi trường", bởi chính rác thải công nghiệp lẫn những khí độc thải ra ngoài môi trường đã và đang tàn phá thiên nhiên hiện tại. Tuy nhiên, dưới góc độ của chuyên gia, có thể LG lại là một ngoại lệ.
Báo cáo từ Tổ chức Hòa bình xanh cho biết, LG hiện đang giữ vị trí thứ 12 - trong tổng số các công ty công nghệ thân thiện với môi trường nhất. Tập đoàn Hàn Quốc được Tổ chức Hòa bình xanh chấm điểm 3,5/10 - và đang có xu hướng tiếp tục leo hạng trong tương lai.
Điện thoại thông minh đầu tiên có màn hình cong
Samsung được biết tới là nhà sản xuất đầu tiên tung ra smartphone màn hình cong, với sản phẩm Samsung Galaxy Round. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, nhiều người tin rằng, thiết kế của Galaxy Round thực sự không hữu ích, do màn hình máy cong dần từ khung viền bao quanh về phía tâm máy.
Tương tự như vậy, LG cũng tung ra một smartphone cong ngay sau đó khoảng 1 tháng. Đây chính là điện thoại thông minh đầu tiên của LG có màn hình cong, nhưng là cong từ 2 cạnh trên và dưới về phía tâm máy. Sự kì diệu của LG G Flex là khung máy có thể uốn dẻo khá linh hoạt.
Bên cạnh đó, LG G Flex còn được nhắc tới rất nhiều qua tính năng "tự làm lành" vết xước. Bằng một vật liệu đặc biệt, mỗi khi mặt lưng máy xuất hiện một vết xước, LG G Flex sẽ tự động đẩy hoạt chất, làm lành bề mặt phủ. Tất nhiên, phương pháp này chỉ có công dụng với các vết xước nhỏ mà thôi.
Lần đầu dấn thân làm điện thoại mô-đun
Dù không phải công ty đầu tiên đưa ra ý tưởng smartphone dạng mô-đun, nhưng LG lại là một trong những cái tên đầu tiên đưa được điện thoại mô-đun ra thị trường - bên cạnh cái tên rất nổi là Fairphone 2. Thông qua việc tháo rời nắp lưng, chiếc LG G5 có thể kết hợp với nhiều mô-đun khác nhau.
Mỗi mô-đun sẽ hướng tới một chức năng chính, như chụp ảnh, quay phim, chơi nhạc... Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất mà LG đang mắc phải hiện nay là thời gian phát hành. Như chúng ta đã biết, LG G5 đã được bán ra hạn chế tại một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, trong khi thị trường Việt Nam vẫn chưa có bất kì động tĩnh gì...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng