Hố sụt khổng lồ tại Trung Quốc bất ngờ hé lộ một kỳ quan thiên nhiên ở đẳng cấp thế giới
Bên dưới cái hố này là cả một hệ thống hang động ngầm phức tạp và rộng lớn, được giới chuyên gia đánh giá ở tầm cỡ "thế giới".
- "TripAdvisor của Trung Quốc" bị cáo buộc đánh cắp 18 triệu review từ các đối thủ cạnh tranh
- Người phụ nữ Trung Quốc suýt liệt tay vì cầm khư khư smartphone cả tuần liền
- Những bức ảnh Anthropocene: Con người tàn phá Trái đất như thế nào
- Anh: Trường cấm mang cặp nên nam sinh đựng sách vở bằng lò vi sóng để phản đối
- Ứng dụng video Trung Quốc làm mờ hình ảnh để ngăn bạn cắm đầu vào điện thoại
Trong chuyến thám hiểm tại một hố sụt trong rừng tại Quảng Tây mới đây, đoàn chuyên gia địa chất đã bất ngờ tìm thấy một hệ thống hang động ngầm cực kỳ phức tạp.
Hang động có thể tích lên tới 6,7 triệu mét khối - một con số rất hiếm gặp, khiến các chuyên gia đánh giá nó là "kỳ quan địa chất ở đẳng cấp thế giới."
Cụ thể, chuyến thám hiểm do các chuyên gia từ Anh và Trung Quốc hợp tác, dẫn đầu là tiến sĩ Zhang Yuanhai từ Học viện khoa học địa chất Trung Hoa, cùng chủ tịch hiệp hội thám hiểm hang động người Anh Andy Eavis.
Từ ngày 4/10 - 8/10, 19 thành viên của đội nghiên cứu đã leo xuống tiankeng (hay hố thiên đường - cái tên người Trung Quốc đặt cho những hố sụt lớn bất thường) chỉ bằng một sợi dây thừng. Từ đó, họ bắt đầu thám hiểm và lập bản đồ cho toàn hang động.
Thám hiểm hang động quy mô tầm cỡ "thế giới" trong hố sụt tại Trung Quốc
"Cửa hang thực chất được phát hiện bởi một đoàn thám hiểm đến từ Hong Kong vào năm ngoái (2017)." - Yuanhai cho biết.
"Lần này, chúng tôi muốn xác định thể tích, quy mô và tầm cỡ thế giới của cái hang, thông qua hệ thống quét 3D."
Theo những gì được ghi nhận, miệng cái hố rộng khoảng 100m, dài 200m, và sâu ít nhất 118m. Khi hướng về phía Đông Nam, cái hố dần dốc xuống và tiến vào một hệ thống hang động cực kỳ phức tạp. Hệ thống hang này có tất cả mọi thành phần cấu thành: từ sảnh hang, miệng núi lửa (crater), đá sụt, đá vôi... Chúng kết nối với một hệ thống sông ngầm, chảy ra sông Panyang.
Hệ thống quét 3D tiên tiến cũng cho phép các chuyên gia biết được nguyên nhân hình thành cái hố khổng lồ này.
Ảnh: BBC
"Khu vực này có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự sụp đổ của một miệng núi lửa, cộng thêm nhiều dấu vết về sự hình thành của hố thiên đường," - Yanhai cho biết.
Về cơ bản, các tiankeng thường được hình thành do hệ thống hang ngầm bị sập - thường là vì các nguyên nhân tự nhiên như nước gây xói mòn dần dần. Ví dụ như hố tiankeng sâu nhất thế giới - Xiaozhai (626m) được hình thành do một hang đá vôi gần đó bị sụt vì tác động của sông ngầm chảy quá mạnh.
Xiaozhai Tiankeng - hố sụt tự nhiên lớn nhất thế giới
"Chúng đều là những hang động tự nhiên, và nguyên nhân gây lún sụt là do tác động của sông ngầm," - trích lời Yuanhai.
"Nhưng quá trình này không phải trong một sớm một chiều. Để hình thành một hố sụt, thông thường phải mất hơn 2 triệu năm."
Tham khảo: Science Alert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng