Chế độ này tạo ra khá nhiều hứng thú cho người dùng, nhiều người còn đăng tải những bức ảnh trời sao đẹp đến ngất ngây trên mạng xã hội.
Chụp ảnh thiên văn - chế độ cho phép bạn chụp sao và các thiên thể - không hề mới trên smartphone. Huawei P30 Pro đã có tính năng này từ tháng 3, nhưng như thường lệ, hướng đi của Google hơi khác một chút.
Pixel 4 sử dụng kết hợp phơi sáng lâu, HDR , và Semantic Segmentation để cho ra kết quả tuyệt mỹ
Nếu bạn từng chụp bầu trời đêm với một chiếc camera chuyên dụng như DSLR, bạn hẳn quen thuộc với thuật ngữ "phơi sáng lâu" - đó là khi bạn mở màn trập của camera lâu hơn thông thường để thu được nhiều ánh sáng hơn. Quá trình này không có gì đặc biệt với một cảm biến lớn như trên DSLR, nhưng với một cảm biến tí tẹo trên điện thoại như Pixel 4 thì ánh sáng thu vào sẽ ít hơn hẳn, nên thời gian phơi sẽ phải lâu hơn nữa.
Vấn đề với việc phơi quá lâu là sự xoay tự nhiên của Trái Đất sẽ ảnh hưởng đến kết quả chụp trời sao của bạn, và thay vì thu được ảnh trời sao, bạn sẽ thu được ảnh "star trails", tức những đường kẻ trắng trên bầu trời, xuất hiện bởi những ngôi sao nằm ở những vị trí khác nhau vào giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của quá trình phơi. Vậy làm thế nào Google khắc phục được vấn đề này mà vẫn cho phép Pixel 4 thu đủ lượng ánh sáng cần thiết để có được một bức ảnh trong trẻo?
Chụp ảnh thiên văn (Astrophotography) được tích hợp vào chế độ camera Night Sight trong ứng dụng camera gốc của Pixel, và sẽ tự động kích hoạt khi nó phát hiện điều kiện khung cảnh đủ tối. Một lần chụp có thể kéo dài đến 4 phút mới hoàn thành, nhưng không phải bạn sẽ phơi suốt 4 phút đó, mà Pixel chỉ phơi liên tục nhiều lần 15 giây, sau đó ghép chúng lại với nhau theo thời gian thực, sử dụng con quay hồi chuyển của điện thoại và dữ liệu điện toán để canh chỉnh mỗi ảnh phơi với ảnh trước đó. Cứ tưởng tượng quá trình này như một hình thức cao cấp hơn của HDR , trong đó một số ảnh phơi sẽ ưu tiên highlight, số khác ưu tiên shadow.
Những bức ảnh thiên văn được chụp từ Pixel 4
Google còn có một tính năng mới gọi là Semantic Segmentation, tương tự như Deep Fusion của Apple: xác định những vật thể khác nhau trong bức ảnh và xử lý chúng riêng biệt. Nhờ đó, Pixel 4 có thể làm sắc nét những ngôi sao và làm sáng tiền cảnh độc lập với nhau. Ngoài ra, Google còn cải thiện quy trình xử lý nhiễu để trừ khử những điểm ảnh trắng ngẫu nhiên có thể xuất hiện trong các bức ảnh.
Kết hợp tất cả những công nghệ nêu trên lại với nhau, Pixel 4 có khả năng tạo ra những bức ảnh tuyệt mỹ ngay cả trong những điều kiện tối đen như mực, miễn là bạn có thể giữ mọi thứ ở một vị trí đủ lâu. Dù một trong những ưu điểm của Night Sight là chụp được những bức ảnh thiếu sáng ấn tượng ngay cả khi bạn giữ máy trên tay, bản chất của quá trình phơi sáng lâu buộc bạn phải cắm Pixel 4 lên tripod hoặc đặt nó dựa vào một vật thể gần đó.
Dù bạn có hiểu cách nó hoạt động hay không, điều quan trọng với chụp ảnh thiên văn là bạn phải tự mình đi ra ngoài ra chụp những bức ảnh theo sở thích. Hãy vác ngay một chiếc tripod của chiếc Pixel 4, đi đâu đó ít ánh đèn đô thị, và bắt tay vào sáng tạo nghệ thuật thôi!
Tham khảo: AndroidCentral
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng