(Tổ Quốc) - Nhắc đến tê giác, chúng ta đều nghĩ ngay đến thảo nguyên Châu Phi. Trong ấn tượng của chúng ta, tê giác hoang dã là loài động vật chỉ tồn tại trên thảo nguyên Châu Phi. Thực tế không phải vậy. Tê giác vẫn tồn tại ở Châu Á.
- Baidu chính thức cung cấp dịch vụ robotaxi điện hoàn toàn không cần người lái với mẫu Apollo RT6 EV
- Nhìn lại hai thập kỷ phát triển của cảm biến vân tay trên điện thoại
- Nếu Mỹ áp dụng chính sách này, cả ngành sản xuất chip Trung Quốc sẽ không thể phát triển tiếp
- Apple: Số người chuyển đổi sang iPhone ngày càng nhiều
- Đặt trước bộ đôi smartphone nổi bật bậc nhất tháng 8 này, tận hưởng 3 tầng ưu đãi từ gian hàng Samsung trên Shopee Mall
Người ta tin rằng có năm loài tê giác trên thế giới, đó là tê giác đen, tê giác trắng, tê giác Sumatra, tê giác Java và tê giác Ấn Độ.
Hai loại tê giác đầu tiên là ở Châu Phi và thuộc loài tê giác hai sừng. Tê giác đen hoang dã chủ yếu tồn tại ở trung tâm Châu Phi và tê giác trắng hoang dã chủ yếu tồn tại ở miền nam Châu Phi, nhưng có một số lượng lớn con lai của hai loài này tồn tại giữa hai phạm vi phân bố của chúng. Trong số đó, có khoảng 5.000 con tê giác đen trên thế giới, số lượng tê giác trắng hiện có vượt quá 20.000 con, và bức ảnh dưới đây chính là hình dáng của một con tê giác đen.
Loài sở hữu thân hình to lớn nhất trong 5 loài tê giác kể trên chính là tê giác trắng, với trọng lượng tối đa 3,5 tấn, tương tự như hà mã, và chỉ đứng sau voi trong số các loài động vật trên cạn. Hình dưới đây chính là một con tê giác trắng.
Tê giác Sumatra, tê giác Java và tê giác Ấn Độ là ba loại tê giác cuối cùng chỉ sinh sống tại Châu Á.
Tê giác Java chủ yếu phân bố trên đảo Java của Indonesia và bán đảo Đông Dương, nhưng ngày nay loài động vật này chỉ còn tồn tại ở Vườn quốc gia Ujung Kulong của Indonesia, và số lượng không vượt quá 80 (số lượng toàn cầu).
Tê giác Ấn Độ chủ yếu phân bố ở những nơi như Ấn Độ và Nepal, còn khoảng 3.200 cá thể còn tồn tại trên thế giới.
Điều này cũng cho thấy rằng thực tế có nhiều loài tê giác ở Châu Á hơn ở Châu Phi. Trong số ba loại tê giác ở Châu Á, tê giác Sumatra là tê giác hai sừng, trong khi tê giác Java và tê giác Ấn Độ đều là tê giác một sừng.
Như đã đề cập trước đó, tê giác hoang dã đã đã từng tồn tại ở Trung Quốc hơn 100 năm trước, chúng thường sinh sống ở phía tây nam của quốc gia này. Trong quá khứ xa hơn, chúng thậm chí còn tồn tại ở Đồng bằng Hoa Bắc và Tây Bắc Trung Quốc.
Những hóa thạch tê giác sớm nhất được khai quật ở Trung Quốc cho thấy sự tồn tại của tê giác ở quốc gia này có thể bắt nguồn từ 20 triệu năm trước, và phạm vi phân bố của chúng rất rộng. Trong lịch sử văn minh của Trung Hoa cổ đại, tê giác chưa bao giờ vắng bóng trong sách cổ và văn tự cổ, có những tài liệu cho thấy rằng ít nhất vào thời Chiến Quốc da tê giác đã được dùng để làm áo giáp và trước đó, sừng tê giác còn được sử dụng để là ly uống rượu và dược liệu (khoa học hiện đại đã chứng minh sừng tê giác cũng tương tự như móng tay của con người, và không có giá trị trong ứng dụng y học).
Một ghi chép cổ đại cũng đã xác minh rằng vào thời nhà Thương và trước đó, ranh giới cực bắc của tê giác Trung Quốc có thể là xung quanh Nội Mông và Vũ Hải, trong thời nhà Chu, ranh giới lùi về phía nam đến Thanh Hải và đông nam Cam Túc, nam Thiểm Tây, lưu vực sông Hàn và lưu vực sông Hoài cho đến hạ lưu sông Dương Tử.
Sau thời nhà Hán, sự phân bố của tê giác ở Trung Quốc nhanh chóng chuyển xuống phía nam, đến thời nhà Đường, chúng chủ yếu phân bố từ Tây Ninh, Thanh Hải đến Chương Châu, Phúc Kiến. Sau thời Đường, những loài tê giác tại đây chỉ còn ở phía nam của sông Dương Tử, đến đời Tống là Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Tây Tạng. Đến thời nhà Minh và nhà Thanh thì những loài tê giác chỉ tồn tại ở Vân Nam và Quảng Tây. Và hiện tại chúng đã tuyệt chủng hoàn toàn tại quốc gia này.
Tê giác Ấn Độ ở Trung Quốc tuyệt chủng vào năm 1920, chỉ 102 năm trước; Tê giác Sumatra tuyệt chủng vào năm 1916, 106 năm trước; Tê giác Java phân loài Ấn Độ - Trung Quốc đã tuyệt chủng vào năm 1855, cách đây 167 năm, và phân loài tê giác Java ở Ấn Độ đã tuyệt chủng vào năm 1922, tức là 100 năm trước.
Vậy tại sao ba loài tê giác này tại Trung Quốc lại dần bị tuyệt chủng? Nguyên nhân đầu tiên chính là sự biến đổi khí hậu trong suốt lịch sử của Trái Đất. Khí hậu lạnh dần là một nguyên nhân quan trọng, tê giác vốn ít lông, cơ thể của chúng chịu lạnh rất kém, hơn nữa khí hậu lạnh hơn sẽ khiến tê giác có ít thức ăn hơn. Do đó, khu vực sinh sống của tê giác của Trung Quốc cũng tiến dần về phía nam để phù hợp hơn với điều kiện sinh sống.
Tuy nhiên lý do quan trọng nhất và cũng chính là lý do trực tiếp khiến cho loài tê giác tại quốc gia này tuyệt chủng là do nạn săn bắn của con người, như đã nói ở trên, da tê giác có thể dùng làm áo giáp, sừng tê giác có thể dùng làm ly rượu, nguyên liệu làm thuốc, và tất nhiên các bộ phận khác của tê giác cũng được tận dụng, nên có thể nói đây là loài động vật rất hấp dẫn đối với một số người.
Tham khảo: Zhihu
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng