Hoài niệm lại 8 cổng giao tiếp đã đi vào tâm trí 8X, bên cạnh jack 3,5mm
Các thế hệ 7x, 8x và một phần 9x trở về trước chắc hẳn sẽ không khỏi "bồi hồi xao xuyến" khi nhìn lại những gương mặt thân quen của quá khứ tuổi thơ.
Trong thời đại trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, những thiết bị mỏng hơn, nhẹ hơn mà lại ngày càng hiện đại và tiện dụng liên tiếp được ra đời, vô hình chung đã tạo nên một tiêu chuẩn cho toàn bộ xu hướng công nghệ. Dù sao, hãy cùng nhìn về quá khứ và hoài niệm về những thiết kế nhỏ bé mà lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên mọi phiên bản của mọi thiết bị. Một trong những minh chứng tiêu biểu nhất đó là cổng giao thức kết nối.
Cổng kết nối ư? Tại sao trên một chiếc máy tính thời ấy lại có nhiều loại cổng như vậy? Vì nó to bằng vài quyển danh bạ gộp lại? Không, khi ấy những chiếc laptop vẫn có số lượng cổng gần bằng như thế mà. Vậy tại sao? Vì lòng hoài cổ những phát minh hồi trước lấn át lý trí khi thiết kế? Chẳng ai biết cả, nhưng dưới đây là một vài ví dụ thú vị trong lịch sử phát triển hàng thập kỷ đã qua:
Cổng điều khiển chơi game
Chắc chắn rất nhiều người trong số chúng ta nhớ về một thời say mê PlayStation hay GameCube, và cả những lần vô tình… vấp vào dây cắm tay cầm nữa. Với cấu tạo chắc chắn và hài hòa, sản phẩm này giúp bạn kết nối hai bộ phận của máy chơi game với nhau (dù sao thì cũng dần bị thay thế bởi công nghệ không dây). Dù sao thì trải nghiệm tràn về mỗi khi chạm tay vào chiếc tay cầm có dây vẫn nhiều khi được nhiều người ưa thích hơn là sự tiện lợi của kết nối không dây.
Cổng song song
Máy quay đĩa, máy in, ổ đĩa nhớ… Tất cả những thứ đó từng gắn liền với giao thức kết nối song song. Đây là một trong những loại hình có mặt sớm và phổ biến nhất. Thậm chí một thiết bị có thể cho phép nhiều cổng để kết nối với nhiều thiết bị khác cùng lúc. Dù vậy, đối với máy tính, hầu như chúng rất ít khi đóng vai trò quan trọng nào cả.
Khe gắn thẻ (hay gọi là băng)
Ngành công nghiệp chơi game là nhân tố chính thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của giao thức này. Tuy nhiên xu hướng hiện nay đã chuyển sang hình thức tải thông tin, dữ liệu trò chơi trên hệ thống về chứ không trọng dụng khe gắn đĩa game nữa. Dù sao thì không ai có thể từ chối sự hấp dẫn của nó trong quá khứ, gắn liền với biết bao kỷ niệm tuổi thơ.
Cổng SCSI
Kích cỡ của nó cũng như tốc độ cải tiến đã khiến cho người sử dụng từng một phen ấn tượng khi chứng kiến. Viết tắt cho Small Computer System Interface, loại cổng này đã trở nên phổ biến trong thời kỳ hoàng kim của băng đĩa, nhưng cuối cùng vẫn chịu chung kết cục bị thay thế bởi những thế hệ tân tiến hơn về mọi mặt.
Cổng PS/2
Loại hình kết nối cho chuột và bàn phím này vẫn còn là một điều mới mẻ, cho tới năm 1987 khi IBM thực hiện chiến dịch phổ biến và quảng bá hình ảnh cũng như chức năng của chúng. Hiện nay, một số thiết bị đặc biệt vẫn chứa những cổng kết nối PS/2 vì chúng có thể được sử dụng thay cho cổng USB vì mục đích an ninh.
Cáp song song
Được biết đến với một cách gọi khác - dải dây Micro, loại cáp này được dùng cho máy in kim khi kết nối với máy tính. Nghe có vẻ khó tin nhưng cảm giác được từ từ cắm đầu cáp “to bự” này vào cổng máy tính, vặn ốc cố định khiến nhiều người cảm thấy khá thích thú, một phần có lẽ do sự lạ lẫm của nó.
Cổng nối tiếp (Serial Port)
Với thiết kế hợp lý và gọn gàng, khác biệt hẳn so với cổng VGA phổ biến hiện nay, cổng nối tiếp vẫn được áp dụng trên những hệ thống thanh toán thẻ và một vài thiết bị lâu đời khác. Đây quả thực là một vật thay thế hoàn hảo cho những “đàn anh” không mấy khiêm tốn về mặt kích thước, tuy nhiên lại bị thế hệ USB nhỏ gọn và tiện dụng hơn cả qua mặt.
Khe cắm headphone
Thành viên cuối cùng trong “gia đình” cổng của ngày hôm nay là một thiết kế, dù đã có tuổi đời khá lâu, nhưng vẫn tồn tại và hiện diện cho tới tận hôm nay như một biểu tượng không thể bị phá hủy. Đúng vậy, hầu như chưa có phương thức thay thế nào được đưa ra, ngoại trừ việc Apple đang gấp rút hoàn thiện công nghệ “ghép đôi” bao gồm một đầu tiếp hợp và một cặp tai nghe không dây, đồng thời cho rằng công nghệ này sẽ tỏ ra hiệu quả hơn nhiều lần so với kết nối có dây truyền thống cắm qua khe jack.
Chưa biết thực hư và tính năng vượt trội của nó ra sao, nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng, mọi công nghệ rồi cũng sẽ đến ngày tàn của nó.
Tham khảo: Techcrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng