Học online thời dịch Covid-19 ở Trung Quốc: mang bàn học ra ban công bắt Wi-Fi hàng xóm, cầm điện thoại lên nóc nhà làm bài thi
Kết nối mạng để đọc tin và chat chit thì đơn giản, kết nối liên tục để theo học những lớp online thì khó và đắt đỏ lắm.
- Nghịch dại: Bị bắt học online, nam sinh giả danh thầy hiệu phó, yêu cầu giáo viên ngưng buổi học
- Thầy giáo quên tắt filter má hồng, chào cờ qua TV và hàng tá sự cố học online dở khóc dở cười mùa corona ở Trung Quốc
- Nếu đi học bằng phương tiện công cộng như xe buýt, học sinh, sinh viên cần lưu ý gì để tránh nguy cơ bị lây nhiễm virus 2019-nCoV?
- Trong lớp học, những bề mặt nào có khả năng lưu trữ virus và mầm bệnh? Chúng ta nên hạn chế tiếp xúc như thế nào cho hiệu quả?
- Chụp được ảnh virus Covid-19 ở độ phân giải nguyên tử, các nhà khoa học khám phá ra bản chất lây nhiễm hóa học của nó
- Các nhà khoa học đang chạy đua để có được vắc-xin và thuốc điều trị Covid-19
Biển học vô bờ, thầy cô là những người lái đò tận tâm dẫn lối học trò trong con nước tri thức bao la. Trong thời đại số này (và nhất là trong hoàn cảnh dịch cúm Covid-19 đang hoành hành), các trường phải cố gắng đưa biển học ấy sang một đại dương bao la khác, đó là Internet. Thế nhưng không phải học sinh nào cũng có cơ hội “tới lớp”; các em không có mạng Internet ổn định hay thậm chí không có Internet tại nhà sẽ không thể tham gia học.
Theo kênh tin tức Yangcheng Evening News, có một em sinh viên mắc kẹt ở tỉnh Hồ Bắc - tâm dịch của thế giới - khi trở về nhà thăm gia đình. Em đã phải mang bàn học ra … ban công để bắt Wi-Fi nhà hàng xóm, mong tiếp tục sự nghiệp học hành. Tại tỉnh Hà Nam, một học sinh khác phải cầm điện thoại lên nóc nhà để kết nối Internet, bởi đó là nơi Wi-Fi của hàng xóm có sóng mạnh nhất.
Dịch cúm tiếp tục khiến nhiều trường học phải tạm dừng hoạt động, nhiều học sinh sinh viên phải tham gia học trực tuyến để không bị hổng kiến thức và chậm chương trình học. Các em có thể tham gia học thông qua ứng dụng di động, dùng các phần mềm nhắn tin để hỏi bài và nộp bài, thế nhưng không phải em nào cũng may mắn có Internet hay thiết bị kết nối mạng.
“Trong lớp online tôi đang dạy, có ba em không thể tham gia học bởi nhà các em không có Wi-Fi”, giáo sư Wu Danhong đang công tác tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật pháp cho hay.
Bộ Giáo dục Trung Quốc khuyến khích các trường mở lớp online, thậm chí còn mở một nền tảng đám mây cho phép học sinh sinh viên toàn quốc tham gia học tập. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng việc này sẽ khiến những học sinh không có kết nối Internet bị chúng bạn bỏ lại đằng sau.
Tại ngoại thành Thiên Tân, người ta có thể thấy rõ hoàn cảnh khó khăn ra sao.
“Chúng tôi là trường học vùng nông thôn, nên sẽ phải xem xét tình hình gia cảnh từng em khi quyết định học online”, một cô giáo giãi bày trên Weibo.
“Có những bậc phụ huynh đã ly dị, giao việc chăm con cái cho ông bà, những người vốn không có smartphone hay Internet. Trường học đã phải liên hệ nhiều lần để cố gắng giải quyết vấn đề. Có những phụ huynh còn gặp vấn đề về thần kinh, nhà không lắp mạng mà cũng không có smartphone. Nhóm giáo viên chúng tôi đã phải đi mượn smartphone từ họ hàng của em học sinh này và kết nối với Wi-Fi hàng xóm để em có thể tham gia học”.
Tại Trung Quốc, khoảng 854 triệu người dân có kết nối Internet, đã nhiều người biết tìm tới smartphone và tablet để lên mạng. Nhưng vẫn còn những gia đình không có điều kiện, bên cạnh đó việc duy trì kết nối Internet không rẻ đến thế. Chi phí truy cập mạng trong nhiều giờ liền để học trực tuyến có thể bị cộng dồn nhanh lắm, và không phải ai cũng có Internet tốc độ đủ cao để cho con em học hành.
Một học sinh trung học sống tại thị trấn hẻo lánh vùng Tây Tạng không có máy tính mà cũng chẳng có Internet băng thông rộng. Thứ duy nhất để gia đình em kết nối với thế giới bên ngoài là một chiếc smartphone với sóng 4G chập chờn. Đó cũng là thiết bị duy nhất giúp em học tiếng Anh trên Kuaishou, một ứng dụng xem video ngắn tương tự như TikTok.
Một học sinh khác ở Tế Nam, Sơn Đông dùng chung điện thoại với mẹ, và đó cũng là chiếc smartphone dùng để nhận đơn đặt hàng cho tiệm ăn do gia đình mở. Ba mẹ em kể rằng đã có lần con gái họ lỡ mất hạn chót nộp bài do tối hôm đó quán ăn quá đông khách.
Có em học sinh ước tính chi phí giáo dục của mình như sau: nếu không có gói data không giới hạn, và phải học online tầm 5-6 tiếng mỗi ngày, cộng thêm cả việc gửi bài tập đi và tương tác với giáo viên, thì tiền học mỗi ngày lên tới 60-70 Nhân dân tệ (tương đương 200.000 cho tới 230.000 VNĐ). Với nhiều gia đình, con số đó không hề nhỏ chút nào.
Để giúp đỡ các gia đình không có điều kiện, nhiều trường học hỗ trợ gói cước data cho học sinh sinh viên. Ví dụ như Đại học Dầu mỏ ở Sơn Đông đã cộng tác với nhiều nhà mạng trong khu vực để cung cấp gói data 30GB cho hơn 1.800 học sinh không có mạng Internet tốc độ cao tại nhà. Đại học Trường An đã tặng 100 NDT (tương đương 334.000 VNĐ) cho mỗi sinh viên trong nhóm 3.000 em thuộc hộ nghèo.
>> Đọc những tin tốt trong dịch virus Covid-19 tại đây.
Thế nhưng, Internet không phải nguồn cung cấp kiến thức duy nhất, mà vẫn còn một cổng thông tin khác mà đa số hộ gia đình đều sở hữu. Cuối tháng vừa rồi, kênh CCTV mở kênh mới với nội dung là các tiết học cho học sinh tiểu học; đây là dự án do Bộ Giáo dục Trung Quốc khởi xướng và thực hiện.
Bằng cách này, thời gian online của các em học sinh sẽ giảm hẳn, vừa giúp các em hạn chế thời giờ ngồi trước màn hình máy tính/smartphone mà lại giảm tải cho đường truyền Internet. Theo phát ngôn viên chính phủ, thì truyền hình vệ tinh có thể giúp học sinh ở vùng hẻo lánh tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục.
Tất cả những biện pháp trên đều mang tính tạm thời, thật khó để lớp học online có thể hiệu quả được như giờ học trên giảng đường. Nếu tình hình dịch cúm còn kéo dài, chương trình học vốn được chuẩn bị kỹ càng để vừa với 9 tháng đèn sách sẽ sớm bị lệch so với dự kiến, ảnh hưởng tới những kỳ thi trong tương lai.
Theo AbacusNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng