TPO - Hầm đường bộ và đường sắt dưới biển dài nhất thế giới, nằm sâu 40m dưới biển Baltic, sẽ nối liền Đan Mạch và Đức, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai nước.
- Tại sao những con đường do Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây dựng sau hơn hai nghìn năm vẫn không có cỏ dại?
- Điều gì xảy ra nếu bạn uống nitơ lỏng?
- VinFast chơi lớn, xây trụ sở tại ‘khu nhà giàu’ Dubai sau khi chốt đại lý bán loạt xe điện tại đây năm nay
- Công nghệ phổ biến của Mỹ khiến Trung Quốc mất 50 năm cố phát triển vẫn không thành công, tự xây dựng hơn 20 sản phẩm nhưng chưa chiếm nổi 1% thị phần nội địa
Đoạn đường hầm đầu tiên thuộc Đường hầm Fehmarnbelt được Vua Frederik X của Đan Mạch khánh thành vào ngày 17/6 vừa qua, đánh dấu cột mốc quan trọng sau bốn năm xây dựng từ năm 2020, với hơn một thập kỷ lên kế hoạch trước đó.
Ở phía Đan Mạch, phía đông Rødbyhavn, nhà máy sẽ xây dựng 89 đoạn bê tông khổng lồ tạo nên đường hầm đã hoàn thành vào năm ngoái. Fermern A/S, công ty nhà nước Đan Mạch phụ trách dự án này, cho biết họ đã áp dựng công nghệ tiên tiến nhất vào quá trình xây dựng đường hầm.
Đường hầm dài 18 km này là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu, với ngân sách xây dựng hơn 7,1 tỷ đô la.
Tuyến đường này sẽ được xây dựng qua Fehmarn Belt, một eo biển nằm giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch, và được thiết kế như một giải pháp thay thế cho dịch vụ phà hiện tại từ Rødby và Puttgarden, nơi chuyên chở hàng triệu hành khách mỗi năm. Tuyến đường này hiện mất 45 phút đi phà, nhưng sẽ chỉ mất bảy phút đi tàu và 10 phút đi ô tô.
Trong khi đó, Đường hầm xuyên eo biển Manche dài 50 km nối liền Anh và Pháp ( dài gần gấp 3 lần), hoàn thành vào năm 1993, có chi phí tương đương 13,6 tỷ đô la theo giá trị hiện tại (gần gấp đôi). Mặc dù dài hơn Đường hầm Fehmarnbelt, Đường hầm eo biển Manche được xây dựng bằng máy khoan, thay vì nhúng các đoạn đường hầm được xây dựng trước.
Hành trình nhanh hơn trước
Đường hầm, có tên chính thức là Fehmarnbelt Fixed Link, cũng sẽ là hầm đường bộ và đường sắt kết hợp dài nhất trên thế giới. Đường hầm sẽ bao gồm hai đường cao tốc hai làn xe ô tô và hai đường ray xe lửa điện.
“Ngày nay, nếu bạn đi tàu từ Copenhagen (Đan Mạch) đến Hamburg (Đức), bạn sẽ mất khoảng bốn tiếng rưỡi”, Jens Ole Kaslund, giám đốc kỹ thuật tại Femern A/S, cho biết . “Khi đường hầm hoàn thành, hành trình tương tự sẽ mất hai tiếng rưỡi".
Kaslund cho biết, bên cạnh những lợi ích đối với tàu chở khách và ô tô, đường hầm này còn có tác động tích cực đến xe tải và tàu hỏa chở hàng vì nó tạo ra một tuyến đường bộ giữa Thụy Điển và Trung Âu, ngắn hơn 160 km so với hiện nay.
Hiện tại, giao thông giữa bán đảo Scandinavia và Đức qua Đan Mạch có thể đi phà qua Fehmarnbelt hoặc đi theo tuyến đường dài hơn qua những cây cầu nối các đảo Zealand, Funen và bán đảo Jutland.
Đường hầm này được xây dựng với sáu dây chuyền sản xuất. Các phần sẽ được đặt ngay bên dưới đáy biển, khoảng 40 m dưới mực nước biển tại điểm sâu nhất, và được di chuyển vào vị trí bằng xà lan và cần cẩu. Có tới 2.500 người sẽ trực tiếp tham gia dự án xây dựng này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng