Danh sách những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của vấn đề này bên cạnh Ấn Độ và Trung Quốc bao gồm: Mexico, miền tây Hoa Kỳ, khu vực Bắc Phi và Nam Phi, miền Nam Châu Âu, Trung Đông và Australia.
Thiếu nước sạch là một trong những thảm họa tự nhiên đã được các nhà khoa học đưa ra dự đoán về việc nó sẽ trở thành cơn ác mộng của nhân loại nếu tình trạng Trái Đất nóng lên cứ tiếp diễn như hiện nay. Theo một nghiên cứu mới nhất của đại học Twente (Hà Lan), các chuyên gia dự đoán khoảng hơn 4 tỷ người sẽ không có nước sạch để dùng ít nhất 1 tháng mỗi năm trong vòng 1 thập kỷ tới.
Tác giả của nghiên cứu này, Giáo sư chuyên ngành Quản lý nước sạch của đại học Twente Arjen Hoekstra, cho biết ông vào các đồng nghiệp phát hiện ra rằng nguồn nước sạch tự nhiên trên thế giới đang ngày một trở nên khan hiếm sau khi sử dụng mô hình mẫu là các tấm ảnh vệ tinh độ phân giải cao của tất cả những khu vực có nước sạch tự nhiên với kích thước là 60 kilomet vuông. Trong 4 tỷ người bị ảnh hưởng của việc thiếu nước sạch, 1 nửa số đó sinh sống tại Ấn Độ và Trung Quốc. Thậm chí, các chuyên gia còn nhận định rằng có tới 500 triệu người có thể rơi vào tình cảnh không có nước sạch để dùng trong của năm.
Điều oái ăm là giáo sư Arjen Hoekstra cho biết thực tế Trái Đất không hề thiếu nước sạch để con người sử dụng một cách thoải mái nhưng việc phân bố dân cư cũng như phân bố quy mô nông nghiệp không cân đối đã dẫn tới tình trạng "kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra". Ông cũng khẳng định rằng mực nước ngầm - một trong những nguồn nước sạch chủ yếu của con người - đang ngày một giảm đi khiến cho nguy cơ thiếu nước trên toàn cầu đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn, chưa kể vấn nạn ô nhiễm nguồn nước ngầm cũng để lại tác động không nhỏ đối với vấn đề này.
Chuyên gia nghiên cứu sau tiến sỹ Mesfin Mekonnen - đồng nghiệp của giáo sư Arjen Hoekstra - cho biết những số liệu thống kê từ năm 2010 cho thấy con người đang sử dụng nước sạch một cách bừa bãi khi lượng nước chúng ta tiêu thụ từ các mạch nước ngầm hay sông, hồ đang bằng 2 lần lượng mưa bổ sung cho những nguồn cung cấp như vậy, Điều này đã khiến nguy cơ thiếu nước sạch trong tương lai của con người trở nên hiện hữu hơn bao giờ hết. Danh sách những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của vấn đề này bên cạnh Ấn Độ và Trung Quốc bao gồm: Mexico, miền tây Hoa Kỳ, khu vực Bắc Phi và Nam Phi, miền Nam Châu Âu, Trung Đông và Australia.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hiện nay cũng là một lý do cho việc thiếu hụt nước sạch trong tương lai, điển hình như công đoạn sơ chế thịt sống tại các nhà máy thực phẩm tiêu thụ hơn 25% lượng nước sạch cả nhân loại sử dụng trong một năm. Mesfin Mekonnen đã ước tính để sơ chế 1 cân thịt bò thì cần sử dụng khoảng 15.000 lít nước sạch. Mặc dù toàn bộ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng tới 80% lượng nước sạch một năm của cả thế giới, hơn 2,2 tỷ tấn thức ăn vẫn bị lãng phí trước khi chúng được đưa lên bàn ăn của con người.
Nghiên cứu này đã nhận được sự ủng hộ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới khi họ nhận định thiếu nước sạch là một trong ba nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng xã hội trong tương lai nếu không kịp xử lý bên cạnh biến đổi khí hậu và làn sóng người nhập cư khổng lồ hiện nay. Hiện tại, các chuyên gia đã lên tiếng kêu gọi ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phải có những giải pháp tiết kiệm nước sạch thích hợp và các nhà khoa học cũng đã bắt đầu nghiên cứu cách tạo ra thịt từ ngay trong phòng thí nghiệm để góp phần hạn chế việc lãng phí nước sạch hiện nay.
Tham khảo Iflscience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng