"Hòn đá phù thủy" do học viên quân sự Nga chế tạo hóa ra lại là thiết bị gián điệp công nghệ cao
Thiết bị gián điệp hình tảng đá này được học viện Voronezh phát triển như là một phương thức mới để bí mật theo dõi kẻ thù.
Trở về từ chiến trường Syria, sỹ quan quân đội kiêm người giám sát khoa học của các học viên học viện quân sự Voronezh đã mang theo ý tưởng về một tổ hợp robot quan sát "gần gũi với thiên nhiên". Việc phát triển nó thành sản phẩm thực tế được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật của Tổng cục Huấn luyện Chiến đấu của các Lực lượng vũ trang liên bang Nga. Tính đến thời điểm này, trong biên chế của các lực lượng vũ trang liên bang Nga không có bất cứ một thiết bị tình báo tương tự nào như vậy.
Ẩn sau lớp vỏ ngụy trang như hòn đá tầm thường kia lại là những thiết bị điện tử tân tiến và đa dụng. Theo thông tin được kênh truyền hình Zvezda công bố thì hòn đá gián điệp giấu bên trong nó là khối động cơ và bánh xích mini, một chiếc micrô, một camera nâng hạ được cùng các cảm biến chuyển động.
“Hòn đá phù thủy” do học viên quân sự Nga chế tạo hóa ra lại là thiết bị gián điệp công nghệ cao
Viên pin tích hợp có thể cung cấp năng lượng cho hòn đá gián điệp khả năng truyền dữ liệu trong 15 giờ đồng hồ liên tục ở khoảng cách tuyền tín hiệu lên đến 2 km. Như vậy, những người điều khiển có thể ngồi ở vị trí an toàn rất xa địa điểm cần theo dõi mà vẫn "nắm bắt được mọi khoảnh khắc".
Cho đến nay, loại thiết bị gián điệp tinh vi như vậy chưa có trong trang bị của bất cứ lực lượng vũ trang nào, và cũng chưa từng được sử dụng ở bất cứ đâu. Nó đã trải qua một loạt các bài kiểm tra trong vườn đá hàn lâm.
Dưới vỏ bọc những tảng đá cuội này là một tổ hợp giám sát bí mật được ngụy trang tinh vi. Các nhà sáng chế đang kiểm tra sự hoạt động của chúng trong khu vườn đá hàn lâm với bối cảnh nền là những cây thông. Một tảng đá "ranh mãnh" chạy bằng bánh xích len lỏi dọc theo lớp đất đen và đóng rễ ngay tại chỗ im lặng như tờ. Ở chế độ chờ, nó có thể duy trì trong gần một ngày.
Khi một tín hiệu từ cảm biến chuyển động được kích hoạt, tảng đá sẽ "sống trở lại": camera, microphone đều sẵn sàng dõi theo đối tượng. Thiết bị này có thể quay phim trong 15 giờ liên tục và chuyển mọi thông tin về vị trí điều hành cách đó 2 km.
"Vấn đề chính thiết kế được một hệ thống theo dõi nhỏ gọn dạng module trên bánh xích nhưng vẫn đảm bảo hội tụ đủ tất cả các thành phần. Đặc điểm nữa của tổ hợp này là sử dụng cả hai loại ngôn ngữ lập trình là C # và Python" - Nikandr Yemets, một học viên của Học viện Không quân, cho biết.
Không khó để hình dung phạm vi ứng dụng của tảng đá Gián điệp. Do khả năng ngụy trang kín đáo và khả năng thay đổi vị trí nhanh chóng, hiệu quả của nó có thể phát huy tốt nhất trong chiến tranh chiến hào. Khi tất cả các vật mốc xung quanh đều bị phá hủy bởi các tay súng bắn tỉa, và kẻ thù đang theo dõi mọi "nhất cử nhất động" của người lính thì việc sử dụng một robot để theo dõi tình hình sẽ có ý nghĩa chiến thuật, và khả năng ngụy trang tốt sẽ rất có ích.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng