Mặc cho việc bị Mỹ cấm vận, người khổng lồ công nghệ xứ Trung sẽ quyết tâm đưa hệ điều hành tự phát triển HarmonyOS ra thị trường toàn cầu.
- Đây là Huawei Band 9: Thiết kế gọn nhẹ, pin 14 ngày, giá chỉ 890.000 đồng
- Huawei "vay mượn" thiết kế Apple Watch cho mẫu đồng hồ giá rẻ sắp ra mắt
- Chiếc điện thoại có bộ camera 'na ná iPhone Pro', giá chỉ 760 USD của Huawei khiến đế chế Apple lao đao
- Huawei đặt tham vọng lớn vào dòng Pura 70 cao cấp
- Chip mới của Huawei có hiệu năng kém xa so với chip Qualcomm 2 năm tuổi
Đại gia công nghệ Trung Quốc đã phát hành nền tảng smartphone của riêng mình vào năm 2019, cùng năm mà các lệnh trừng phạt của Mỹ ngăn Huawei tiếp cận sâu hơn vào phần mềm Android của Google làm "nguồn sống".
Gần đây hơn, công ty đã chứng kiến điện thoại thông minh Mate 60 Pro của mình trở thành thiết bị bán chạy nhất tại thị trường tiêu dùng khổng lồ Trung Quốc, đánh bật các đối thủ như iPhone. Họ cũng đã ra mắt một thiết bị mới hơn, Pura 70, có thể gây ra mối đe dọa lớn hơn cho doanh số bán hàng của Apple tại nước này.
Giờ đây, Huawei đặt mục tiêu mở rộng ra quốc tế và dự định dành năm 2024 để xây dựng hệ sinh thái ứng dụng native như HarmonyOS NEXT, bao gồm cả việc đưa các ứng dụng smartphone phổ biến nhất lên nền tảng của mình.
“ Trước tiên, chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để xây dựng hệ sinh thái ứng dụng HarmonyOS tại thị trường Trung Quốc. Sau đó, từ quốc gia này sang quốc gia khác, chúng tôi sẽ bắt đầu mở rộng hệ sinh thái này sang các khu vực khác trên thế giới ”, Chủ tịch luân phiên của Huawei, Erik Xu, nói với những người tham dự tại Hội nghị thượng đỉnh Analyst lần thứ 21 ở Thâm Quyến tuần trước.
Một phần quan trọng của quá trình này là chuyển các ứng dụng sang HarmonyOS và khuyến khích các nhà phát triển ứng dụng khác viết mã cho nền tảng này.
" Tại thị trường Trung Quốc, người dùng điện thoại thông minh Huawei dành 99% thời gian của họ cho khoảng 5.000 ứng dụng. Vì vậy, chúng tôi quyết định dành năm 2024 để chuyển các ứng dụng này sang HarmonyOS trước tiên trong nỗ lực thực sự thống nhất hệ điều hành và hệ sinh thái ứng dụng. Chúng tôi cũng rất khuyến khích các ứng dụng khác được chuyển sang HarmonyOS ", ông Xu phát biểu.
Theo Chủ tịch luân phiên của Huawei, hơn 4.000 ứng dụng trong số đó đang trong quá trình chuyển giao và công ty đang "liên lạc với các nhà phát triển" trên khoảng 1.000 ứng dụng còn lại.
Ông tuyên bố đây là một công trình to lớn nhưng họ nhận được sự hỗ trợ rộng rãi trong ngành và từ nhiều nhà phát triển ứng dụng.
Xu nói: “Khi chúng tôi có 5.000 ứng dụng Android đầu tiên này – và hàng nghìn ứng dụng khác – chạy trên HarmonyOS, chúng tôi sẽ có HarmonyOS thực sự: Hệ điều hành di động thứ ba trên thế giới” . Ông khẳng định con số đó có thể lên tới 1 triệu ứng dụng trong tương lai.
Theo Counterpoint Research, HarmonyOS đã chứng kiến sự tăng trưởng cao nhờ sự ra đời của smartphone 5G chẳng hạn như Mate 60 Pro. Nền tảng này chiếm 4% thị phần toàn cầu trong quý 4 năm 2023 và vượt quá 16% thị phần tại Trung Quốc, Counterpoint cho biết điều này khiến nó trở thành hệ điều hành di động lớn thứ ba tính theo doanh số bán thiết bị cầm tay, sau Android và iOS.
Mới đây nhất, blogger cũng làm không ít người hào hứng khi tiết lộ hình ảnh được cho là của HarmonyOS NEXT trên một thiết bị thật - Mate 60.
Được biết, HarmonyOS NEXT là sản phẩm độc quyền của Huawei. Các nhà phát triển sử dụng ngôn ngữ Cangjie và ArkTS thay vì Java và Kotlin để tạo ứng dụng cho hệ điều hành này. Nó cũng được xây dựng dựa trên nhân Harmony do chính Huawei phát triển và hoàn toàn độc lập khỏi Android. Họ cũng có kế hoạch tích hợp AI vào hệ thống bằng cách sử dụng mô hình Pangu AI.
Trước Huawei, những gã khổng lồ công nghệ khác đã cố gắng xây dựng hệ điều hành riêng để cạnh tranh với Android và iOS. Chúng bao gồm Windows Phone của Microsoft hợp tác với Nokia, Tizen của Samsung được phát triển với Intel và YunOS của Alibaba. Tất cả họ đều phải đối mặt với những thách thức to lớn và gánh nặng tài chính liên quan đến việc tạo ra và duy trì một hệ điều hành mới trong một thị trường bị thống trị bởi những 2 tên tuổi hàng đầu.
Trở ngại từ phía Mỹ
Liệu miếng bánh thị trường cho các thiết bị HarmonyOS bên ngoài Trung Quốc có còn hay không vẫn đang được tranh luận: Các lệnh trừng phạt liên tục và dư luận không tốt từ Mỹ cũng như châu Âu đã khiến thương hiệu này gặp trở lực trong cả hợp tác kinh doanh và bán hàng.
Cuối tuần qua, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo có phát biểu xem nhẹ thành tích của Huawei trong việc cung cấp các sản phẩm điện thoại thông minh 5G như Mate 60 Pro bất chấp lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với công ty. Thiết bị này được trang bị bộ vi xử lý Arm 7nm do Huawei tự phát triển và do nhà sản xuất chip Trung Quốc SMIC cho ra lò.
Phát biểu trên chương trình 60 phút của CBS, Raimondo bác bỏ tuyên bố của Huawei về bước đột phá công nghệ và cho biết khoảng cách về năng lực giữa hãng và các công ty Mỹ cho thấy các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Nhà Trắng đối với Trung Quốc đang có hiệu quả.
Mỹ có thể tiếp tục dẫn trước Trung Quốc trong bao lâu khi nước này đang tích cực đẩy mạnh công nghiệp bán dẫn cũng vẫn còn là một ẩn số. Đầu tháng này, các báo cáo chỉ ra rằng Huawei chuẩn bị phát triển thiết bị sản xuất chip của riêng mình sau các hạn chế về việc bán máy quang khắc cho Trung Quốc từ ASML.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng