Hướng dẫn cài đặt Windows 10 Technical Preview trên máy Mac

    Comet,  

    Chủ nhân của những chiếc máy Mac giờ đây có thể trải nghiệm Windows 10 ngay trên chiếc máy của họ.

    Máy Mac cùng hệ điều hành OS X luôn là niềm tự hào của Apple. Tuy nhiên vẫn có không ít người dùng Mac muốn trải nghiệm các ứng dụng trên Windows, do đó việc cài Windows trên một chiếc máy Mac từ lâu không còn là điều quá xa lạ với người đam mê công nghệ (tương tự với việc người dùng Window cài Hackintosh cho máy của mình). Giờ đây người dùng Mac đã có thêm một sự lựa chọn để trải nghiệm với phiên bản Window 10 Technical Preview. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách để đưa Windows 10 Technical Preview lên các máy Mac.

    Chạy Windows trên máy Mac là rất bình thường

    Chạy Windows trên máy Mac là rất bình thường

    Cũng giống như cách cài đặt Windows trên máy Mac phổ biến hiện nay, có 2 cách để cài Windows 10 Technical Preview là cài thông qua Bootcamp để khởi động song song với OSX (lựa chọn ở màn hình khởi động bằng cách giữ phím Option) và chạy qua máy ảo trên nền OS X. Trong hướng dẫn này sẽ sử dụng ứng dụng mã nguồn mở VirtualBox của Oracle để cài đặt máy ảo thay vì Parallels Desktop, một ứng dụng khá phổ biến được người dùng Mac lựa chọn hiện nay. Do đây chỉ mới là bản Technical Preview, chúng tôi khuyến khích người dùng lựa chọn máy ảo vì nó sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống của máy và có thể xóa đi-cài lại một cách dễ dàng.

    Nút Start Munu quen thuộc đã quay trở lại

    Nút Start Munu quen thuộc đã quay trở lại

    Để tiện so sánh, thiết bị cài đặt trong hướng dẫn là một chiếc Macbook Pro late 2014 với bộ xử lý Core i5 2.6GHz và RAM 8GB. Hầu hết những chiếc máy Mac đều có cấu hình tốt nên "dư sức" cài đặt Windows 10.

    Việc làm đầu tiên cần thực hiện chính là sao lưu dữ liệu của máy. Như đã nói ở trên, đây chỉ mới là phiên bản Technical Preview nên chúng ta cần đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình. Phần mềm Backup dữ liệu phổ biến trên Mac hiện nay là Time Machine. Bạn nên sử dụng một ổ cứng ngoài để sao lưu dữ liệu để tiện Restore lại nếu xảy ra trục trặc.

    Sau khi đã Backup dữ liệu, bạn cần đến trang download Windows 10 để tải bản Technical Preview về. Bạn sẽ cần đăng kí chương trình Windows Insider Program để được phép tải về.

    Sau khi đăng kí và đọc tất cả các cảnh báo của Microsoft về việc sao lưu dữ liệu, hãy lựa chọn phiên bản Windows 10 phù hợp với máy của bạn. Hầu hết các máy Mac có RAM 4 GB trở lên với dòng chip Core của Intel đều trải nghiệm tốt với phiên bản 64 bit (Nếu bạn chọn bản 32 bit máy sẽ không thể nhận diện quá 4GB RAM). Hãy tải về và chờ đợi. Đừng quên ghi lại Product key để đề phòng trường hợp cần dùng đến.

    Cài đặt Windows 10 qua VirtualBox

    Đầu tiên chúng ta hãy xem làm sao để cài đặt Windows 10 trên máy ảo bởi vì đây là phương án an toàn hơn. Hãy vào trang web của Oracle VM ở đây để lựa chọn phiên bản VirtualBox dành cho OS X và tải về.

    Sau khi tải về, chạy file và kéo biểu tượng ứng dụng vào Applications. Sẽ có khoảng 300 trang PDF hướng dẫn tỉ mỉ về VirtualBox, nhưng bạn có thể bỏ qua nếu không có nhu cầu tìm hiểu sâu về nó.

    Ở màn hình khởi động của VirtualBox, hãy lựa chọn phiên bản Windows 8.1 để cài đặt (bởi đây là phiên bản gần nhất của Windows) và lựa chọn bản 64 bit hay 32 bit tùy vào máy của bạn.

    Lựa chọn phiên bản 8.1
    Lựa chọn phiên bản 8.1

    VirtualBox sẽ hỏi bạn muốn dành bao nhiêu bộ nhớ RAM cho máy ảo. Nếu máy của bạn chỉ có 4GB RAM thì có thể lựa chọn 2048MB(2GB) mặc định để cài đặt. Còn nếu máy bạn dư giả RAM hơn, muốn trải nghiệm nhiều và tốt hơn các ứng dụng trên Windows 10 thì đừng ngần ngại dành 4GB cho máy ảo.

    Sau đó sẽ là yêu cầu tạo một ổ cứng ảo để cài đặt. Nếu không cần cài đặt quá nhiều ứng dụng, bạn chỉ cần dành 25GB cho việc này. Lựa chọn ảnh của VirtualBox ở màn hình kế tiếp để tiếp tục.

    Chọn đường dẫn đến nơi chứa file ISO cài đặt Windows 10
    Chọn đường dẫn đến nơi chứa file ISO cài đặt Windows 10

    Sự lựa chọn tiếp theo sẽ là chọn ổ cứng tự phân bổ hay ổ cứng được cố định. Nếu bạn không quá cầu kỳ về các option khi cài đặt, hãy lựa chọn ổ cứng cố định để có hiệu suất chạy tốt hơn.

    Khi tất cả mọi thứ đã xong xuôi, đánh dấu vào Windows 10 VM trong máy ảo và chọn Start. Sau đó sẽ là lựa chọn tùy chỉnh hay mặc định để chọn phân vùng cài đặt Windows 10. Hãy lựa chọn Custom và lựa chọn phân vùng ảo đã được tạo ra bởi VirtualBox trước đó.

    Tiếp theo là cài đặt Windows và cài đặt tài khoản đăng nhập. Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng tài khoản của Microsoft để đồng bộ dữ liệu tốt hơn, nếu không thì bạn sẽ cần sử dụng một email để đăng nhập.

    Màn hình đầu tiên bạn thấy khi cài đặt Windows 10
    Màn hình đầu tiên bạn thấy khi cài đặt Windows 10

    Đã xong rồi chứ? Giờ thì bạn đã thấy Windows 10 xuất hiện trên máy Mac của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Windows 10, hãy đọc ở đây.

    Sẽ có những hạn chế nhất định khi sử dụng máy ảo. Máy có thể hơi nóng và thao tác hơi chậm một chút. Nhưng điều này là không đáng kể nếu bạn chỉ muốn trải nghiệm và dùng thử các tính năng mới trên Windows 10.

    Mỗi khi muốn tắt đi, bạn chỉ cần đóng cửa sổ của máy ảo và bật lại máy ảo cho mỗi lần trải nghiệm sau đó.

    Cài đặt Windows 10 qua Bootcamp

    Nếu bạn là người cầu toàn và muốn chạy Windows 10 từ lúc khởi động như một phiên bản thực sự, bạn có thể sử dụng Bootcamp để cài đặt. Cũng giống như ở trên, đừng quên Backup lại dữ liệu trước khi cài đặt nhé.

    Để cài đặt qua Bootcamp, bạn sẽ cần một USB với ít nhất 4GB bộ nhớ trống. Bootcamp sẽ sử dụng file cài đặt ISO của Windows để tạo đĩa khởi động dùng cho việc cài đặt Windows 10.

    Giao diện Boot Camp Assistant
    Giao diện Boot Camp Assistant

    Hãy tải bộ cài đặt Windows 10(hướng dẫn ở trên), khởi động Bootcamp từ OS X, lựa chọn hết các ô đánh dấu và Continue. Tiếp đó cắm USB của bạn vào và lựa chọn đường dẫn đến file ISO cài đặt Windows 10. Bootcamp sẽ tự động tải các tệp tin cần thiết cho việc cài đặt và biến chiếc USB của bạn làm thiết bị cài đặt Windows 10. Thao tác này sẽ mất thời gian một chút nên hãy kiên nhẫn chờ đợi.

    Bạn sẽ được yêu cầu lựa chọn phân vùng cài đặt cho Bootcamp. Hãy chia sẵn một phân vùng khoảng 20-30 GB cho Bootcamp nếu bạn chỉ muốn trải nghiệm tính năng mới. Còn nếu bạn là người thường xuyên phải sử dụng Windows, hãy dành cho nó từ 60-80GB để tiện cho việc cài đặt ứng dung. Hãy nhớ bước này không thể quay lại và bạn sẽ cần gộp lại các phân vùng(mất hết dữ liệu) để có thể chia lại phân vùng cho ổ đĩa.

    Lựa chọn dung lượng cho phần vùng Bootcamp

    Lựa chọn dung lượng cho phân vùng Bootcamp

    Sau khi đã lựa chọn phân vùng, hãy nhấn Install để bắt đầu cài đặt Windows 10.

    Trong quá trình cài đặt, máy sẽ phải khởi động lại vài lần. Mặc định máy sẽ chỉ khởi động vào OS X nên hãy tập trung để giữ phím Option để lựa chọn boot vào Bootcamp. Bạn có thể sửa điều này ở setting ở trong OS X.
    Sau khi việc cài đặt hoàn tất, bạn có thể lựa chọn khởi động Windows 10 bằng cách giữ Option mỗi lần bật máy và lựa chọn Bootcamp để khởi động. Giờ thì máy Mac của bạn chẳng khác một chiếc PC chạy Windows là bao (ngoài việc bàn phím hơi khác một chút).

    Đánh giá tổng quan

    Sử dụng BootBoot Camp Assistant Help Menu để giải quyết các vấn đề ở Bootcamp
    Sử dụng BootBoot Camp Assistant Help Menu để giải quyết các vấn đề ở Bootcamp

    Nhìn chung thì Windows 10 Technical Review chạy khá mượt trên máy Mac. Tuy nhiên do TrackPad chỉ hỗ trợ tốt nhất cho OS X nên bạn sẽ cảm thấy khó chịu một chút khi sử dụng nó trên Windows 10. Do đó sử dụng một con chuột để sử dụng là một lời khuyên dành cho bạn. Ngoài ra thì độ tinh chỉnh ánh sáng bàn phím và màn hình cũng không thật sự hoàn hảo như ở trên OS X . Những điều này là hoàn toàn bình thường và cũng gặp phải đối với việc chạy các phiên bản Windows trước đó trên máy Mac.

    Hy vọng những hướng dẫn này sẽ giúp bạn sớm được tiếp cận với hệ điều hành phiên bản mới nhất của Microsft. Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời!

    Theo: PCWorld

    >>Dùng thử 1 số tính năng của Windows 10 trên Windows 7 hoặc 8

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày