Hướng dẫn tự chế máy làm nước lạnh siêu nhanh, nắng nóng không còn là vấn đề với dân công nghệ
Dân công nghệ không phải là những người cam chịu cái nóng khủng khiếp của thời tiết, họ luôn tìm cách chế ngự nó, và đây là 1 cách.
Thời tiết đã bắt đầu nắng nóng trở lại và một lon nước mát luôn là điều mơ ước của người ngồi máy tính thường xuyên. Điểm yếu của những cốc nước mát trong mùa này đó là nó sẽ thành nước ấm chỉ sau 30 phút.
Bạn có muốn thử chế tạo một thiết bị nhỏ gọn giúp cho lon nước mát của bạn không những không hết lạnh mà thậm chí còn có thể đóng đá? Hãy cũng chúng tôi chế tạo chiếc máy làm lạnh cực đơn giản dưới đây.
Chuẩn bị:
1. Một con “Sò nóng lạnh” TEC1-12706, ở đây chúng tôi dùng một miếng kích thước 4x4 cm, công suất khoảng 30W (Giá khoảng 70 nghìn đồng, các bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng linh kiện điện tử, chợ trời, nhật tảo).
2. Một chiếc hộp nhựa đựng đồ ăn có nắp đậy (Khoảng 15 nghìn đồng). Không cần hộp cao cấp, chỉ cần hộp rẻ tiền là đủ.
3. Miếng nhôm tản nhiệt lấy từ quạt tản nhiệt CPU cũ (Bạn có thể mua nguyên bộ tản nhiệt máy tính cũ tại các tiệm sửa chữa máy tính với giá khoảng 50 nghìn đồng).
4. Keo tản nhiệt CPU (10 nghìn, tìm mua ở cửa hàng sữa chữa máy tính).
5. Một bộ adapter DC 12V lấy từ các bộ router hay modem cũ cố gắng chọn những adapter, cố tìm những adapter có số Ampe càng cao càng tốt.
6. 2 bu lông, đai ốc (5 nghìn đồng), do số lượng quá ít nên giá mới cao đến vậy, thực ra bu lông đai ốc dùng để vặn chặt có thể mua với giá khoảng 50 nghìn một túi 1000 chiếc.
7. Giắc cắm nguồn (5 nghìn đồng) mua tại các cửa hàng linh kiện điện tử, món này dùng để tháo lắp nguồn điện dễ dàng hơn, không có các bạn cũng có thể xoắn thẳng dây điện của sò lạnh với adapter.
8. Các dụng cụ để thực hiện : Tua-vít, dao dọc giấy, kìm, kéo v.v...
Tổng chi phí khoảng chỉ khoảng 160 nghìn đồng.
Lý thuyết về cách làm lạnh:
Trước khi bắt tay vào làm chúng ta cùng tìm hiểu xem “sò nóng lạnh” là gì và nó hoạt động như thế nào nhé. “Sò nóng lạnh” hay còn gọi là “Peltier”, là cấu kiện bán dẫn có tính chất làm lạnh một mặt, và mặt còn lại được làm nóng khi có dòng điện một chiều chạy qua. Đây là loại vật liệu mà các bạn đã được học ở sách giáo khoa Vật lý cấp 2.
Cấu tạo của nó khá đơn giản, 2 bản vật liệu áp sát vào nhau, khi cấp dòng điện một chiều vào 2 bản cực thì hiện tượng vật lý xảy ra là 1 mặt sẽ nóng lên và mặt kia sẽ nguội đi. Ngược lại, nếu nung nóng 1 mặt và 1 mặt làm lạnh đi thì ở 2 đầu dây sẽ xuất hiện dòng điện 1 chiều.
Và bây giờ là cách chế tạo:
Bước 1
Các bạn đặt con “sò nóng lạnh” lên nắp, đánh dấu và đục 1 lỗ có kích thước bằng con sò. Sau đó đục thêm 2 lỗ để chúng ta gắn bu lông, đai ốc cố định miếng nhôm tản nhiệt vào nắp nhựa.
Khoét 1 lỗ to bằng con sò lạnh, và 2 lỗ để bắt vít giữ tản nhiệt.
Bước 2
Sau khi đục xong, các bạn đặt con sò vào vị trí đã đục. Các bạn lưu ý: Mặt có chữ là mặt lạnh, mặt không có chữ là mặt nóng, mặt chữ đặt hướng lên trên. Để cố định sò các bạn có thể bơm một chút keo nến vào 4 cạnh ở mặt trên.
Đừng bôi keo nến ở mặt dưới, vì khi gặp nóng keo sẽ chảy ra.
Bước 3
Các bạn bóp một chút keo tản nhiệt CPU vào mặt không có chữ của con sò sau đó dàn đều và đặt miếng nhôm tản nhiệt lên.
Đừng bóp quá nhiều vì khi ép quạt lên nó sẽ lan ra phủ kín bề mặt của pentier.
Dùng tua vít vặn chặt ốc để cố định miếng nhôm vào nắp nhựa.
Sau khi vặn chặt trông nó sẽ thế này.
Bước 4
Nối dây điện của sò vào giắc cắm nguồn như trong hình. Lưu ý phải lắp đúng cực âm dương thì sò mới hoạt động. Dây đỏ ( Cực dương) các bạn nối vào cọc đằng sau của giắc, dây đen ( Cực âm) nối vào cọc còn lại.
Việc nối cực âm và cực dương vào cọc nào phụ thuộc vào cực âm và cực dương trên adapter. Như hình các bạn có thể thấy mặt trong của giắc cắm adapter là cực dương, mặt ngoài là cực âm.
Và đây là thành phẩm sau khi hoàn tất các bước trên.
Sử dụng:
Khi sử dụng các bạn đổ nước vào hộp sao cho mực nước ngập miếng nhôm và đậy nắp lại. Dùng một chiếc cốc bằng nhôm hoặc inox đặt lên con sò.
Đặt 1 lon nước ngọt lên trên, khoảng 3 phút sau là các bạn đã có 1 lon nước mát lạnh.
Các bạn có thể đổ thêm một chút nước lên mặt sò để nước đóng đá, quá trình làm lạnh sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Đợi khoảng 3 - 5 phút và thưởng thức thành quả.
Có thể vẩy chút nước lên mặt sò lạnh để đông đá rồi mới đặt lon nước lên trên. Quá trình làm lạnh lon nước sẽ nhanh hơn.
Nếu cần sử dụng liên tục, nước trong hộp nóng lên các bạn hãy thay nước khác vào nhé. Tản nhiệt cho mặt nóng của sò tốt thì nhiệt độ mặt lạnh của sò sẽ giảm nhanh. Còn chờ gì nữa? bắt tay vào việc thôi!
Chúc các bạn thành công!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng