Với mong muốn tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, James Watson đã tổ chức một cuộc đấu gia chiếc huy chương Nobel cao quý của mình tại New York vào tháng 12/2014.
Đó là sự việc xảy ra vào năm 2014 khi James Watson, nhà khoa học tiên phong trong nghiên cứu di truyền đã giành được giải Nobel y học năm 1962 do đồng khám phá ra cấu trúc xoắn kép của ADN, nền tảng của sự sống, cùng với các nhà khoa học Francis Crick và Maurice Wilkins. Với mong muốn tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, James Watson đã tổ chức một cuộc đấu gia chiếc huy chương cao quý của mình tại New York vào tháng 12/2014.
James Watson, nhà khoa học phải bán huy chương Nobel.
Buổi đấu giá kết thúc với mức giá 4,2 triệu USD được tỷ phú Alisher Usmanov, chủ sở hữu của câu lạc bộ Arsenal, đưa ra để có quyền sở hữu món đồ đáng giá này. Mặc dù vậy, tỷ phú Nga không hề muốn ẵm tọn chiếc huy chương này, thay vào đó ông đã tuyên bố hoàn trả cho James Watson và toàn bộ số tiền ông đấu giá sẽ được coi như một khoản đóng góp cho sự phát triển của khoa học.
Chủ sở hữu câu lạc bộ Arsenal, tỷ phú Alisher Usmanov.
Trả lời tờ Guardian, Alisher Usmanov cho biết: "Đối với tôi, việc một nhà khoa học nổi tiếng phải bán huy chương công nhận thành tựu của chính người đó là điều không thể chấp nhận. Phát hiện của Watson đã đóng góp cho nghiên cứu ung thư, căn bệnh từng khiến cha tôi qua đời. Điều quan trọng với tôi là số tiền mà tôi bỏ ra để mua huy chương Nobel sẽ góp phần hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học, và huy chương này sẽ ở lại với người xứng đáng nhận nó."
Mặc dù vậy, sau khi buổi đấu giá kết thúc, James Watson đã thừa nhận việc ông rao bán tấm huy chương này ngoài lý do tài trợ cho nghiên cứu khoa học thì còn lý do bản thân bị cộng đồng các nhà khoa học xa lánh do năm 2007 ông đã liên kết trí thông minh với chủng tộc với ví dụ những người gốc Phi ít thông minh hơn người da trắng. Thậm chí, James Watson nói với tạp chí Financial Times rằng, ông đã trở thành một người bị quên lãng và không ai muốn thừa nhận ông đang tồn tại sau khi bị gạt ra rìa vào năm 2007.
Hình ảnh chiếc huy chương Nobel danh giá.
Quay trở lại với giải thưởng Nobel 1962, ngày 25/04/1953, Francis Crick và James Watson trong một công trình nghiên cứu, lần đầu tiên đã mô tả được cấu trúc của ADN, tức phân tử mang thông tin di truyền được mã hóa, gồm hai chuỗi xoắn với nhau. Đây là vật liệu di truyền cho tất cả các dạng thức của sự sống. Các nhà khoa học trên đây được hưởng lợi từ các nghiên cứu của một số đồng nghiệp, đặc biệt là Maurice Wilkins và Rosalind Franklin, vốn tìm cách quan sát cấu trúc này bằng việc cho nhiễu xạ tia X quang xuyên qua các tinh thể ADN được tinh lọc.
Cũng trong thời gian này, hai nhà nghiên cứu Alexander Gann và Jan Witkowski của phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor ở New York đã điều tra về tiến trình phân bố giải Nobel năm 1962. Họ đã sững sờ kinh ngạc khi thấy ba tác giả được giải Nobel y học cũng đã từng được đề nghị giải Nobel hóa học trong cùng năm. Sự kiện việc phát hiện cấu trúc ADN được đề nghị hai giải Nobel đã làm cả hai ủy ban bối rối. Về sau, Gann và Witkowski đã tìm thấy chứng cứ là một lá thư của nhà di truyền học Pháp Jacques Monod (là người đoạt giải Nobel y học vào năm 1965, tức ba năm sau đó), viết gởi ủy ban Nobel hóa học, đề nghị tặng thưởng cho ba nhà khoa học trên. Lá thư này được lưu giữ tại kho tư liệu của Viện Pasteur Paris. Rốt cuộc, hóa ra giải Nobel hóa học năm đó đã được trao cho Max Perutz và John Kendrew vì các nghiên cứu về hồng huyết cầu và myoglobine.
Danh sách những người đạt giải Nobel năm 1962.
Ngoài ra, cũng theo Gann và Witkowski, ông Francis Crick đã viết một lá thư dài 9 trang gởi cho Jacques Monod hôm 31/12/1961, để tả lại quá trình nghiên cứu chung với James Watson về cấu trúc ADN. Trong thư, Crick "nhìn nhận tầm quan trọng" trong các nghiên cứu của bà Rosalind Franklin, để xác định "một số đặc tính" của cấu trúc ADN. Thời điểm đó đang diễn ra cuộc đấu tranh bình đằng nữ quyền trong giới khoa học, đối với một số nhà đấu tranh cho nữ quyền, thì bà Rosalind Franklin là một khuôn mặt tiêu biểu. Họ cho rằng ba nhà khoa học được giải Nobel chưa bao giờ công nhận tầm quan trọng của các đóng góp từ bà. Dù sao đi nữa, bà Rosalind Franklin không thể nào nhận được giải Nobel vào năm 1962, vì bà đã qua đời vào năm 1958, trong khi giải Nobel chưa bao giờ được trao cho một người quá cố.
Cho đến nay, nhà nữ bác học Marie Curie là người duy nhất đoạt được hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, chỉ cách có vài năm. Năm 1903, bà được trao giải Nobel vật lý cùng với chồng là Pierre Curie và ông Henri Becquerel, và đến năm 1911 thì được tặng giải Nobel hóa học.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng