Bao gồm các thiết bị không người lái hoạt động trên không và dưới mặt biển.
Hiện nay, vấn nạn cướp biển vẫn đang tiếp tục leo thang gần các vùng biển của Somalia và Nigeria, khiến cho thiệt hại của các doanh nghiệp và các quốc gia đã lên tới hàng tỷ USD. Trong khi việc tuần tra, giám sát cũng như triển khai tác chiến trên một vùng biển rộng lớn mất rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, Mỹ đã nghiên cứu và phát triển một hệ thống bao gồm các thiết bị không người lái hoạt động trên biển, có nhiệm vụ kiểm soát cũng như tác chiến nhanh chóng khi cần thiết.
Dự án này được Cơ quan ngiên cứu các dự án Quốc phòng của Mỹ (DARPA) phụ trách, với tên gọi Hydra. Được lấy theo tên của quái vật rắn nhiều đầu trong thần thoại Hy Lạp, tương tự, hệ thống này có khả năng giám sát từ trên không, cũng như trên và cả dưới mặt biển.
Ý tưởng của dự án là thiết kế một hệ thống các thiết bị không người lái, có thể ẩn dưới mặt nước và không bị phát hiện bởi radar trong vòng vài tháng trước khi phải tham gia tác chiến khi cần thiết. Hệ thống sẽ bao gồm các máy bay và tàu ngầm mini không người lái, với bộ phận trung tâm sẽ được đặt dưới mặt nước. Khi có nhiệm vụ, một ngư lôi mang máy bay không người lái được phóng lên khỏi mặt nước, sau đó bỏ lớp vỏ bên ngoài và chiếc máy bay bắt đầu hoạt động, đồng thời tàu ngầm mini được gửi đi dưới mặt nước. Với khả năng hoạt động đồng thời cả trên không và dưới biển, sẽ giúp mang lại khả năng kiểm soát tình hình tốt hơn.
Theo dự án, bộ phận trung tâm có thể nổi, chìm hoặc nằm dưới đáy biển, tuy nhiên phải đảm bảo không bị phát hiện, đồng thời có thể nhận được các tín hiệu điều khiển từ đất liền. Vấn đề cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động trong vài tháng cũng gặp nhiều khó khăn, các nhà khoa học đã đưa ra các ý tưởng sử dụng năng lượng sóng biến hoặc các tấm năng lượng mặt trời để nổi trên mặt nước.
Thiết bị không người lái hoạt động trên không cũng phải đảm bảo các yếu tố có thể triển khai từ dưới mặt nước, sau đó mới chuyển đổi để có thể hoạt động trên không, điều này không hề đơn giản vì tất cả các hoạt động đều phải do hệ thống tự đảm nhận. Bên cạnh đó, việc đưa thiết bị trở lại trung tâm dưới mặt nước là không thể, do đó theo dự án các thiết bị này chỉ có thể sử dụng một lần.
Tàu ngầm mini không người lái có thể dễ dàng triển khai từ trung tâm dưới nước, nó có thể đảm nhận nhiệm vụ trinh sát, phá hủy với ngư lôi. Các tàu ngầm mini có thể dễ dàng quay trở về trung tâm sau khi hoàn thành nhiệm vụ hơn là các máy bay không người lái.
Hydra là một dự án hoàn toàn mới và chưa từng có trước đây. Do đó các nhà khoa học quân sự phải thực hiện việc mô phỏng chi tiết trước khi có thể đưa vào thực tiễn. Làm thể nào để triển khai nó hiệu quả nhất ? Sử dụng trong những mục đích nào ? Cần bao nhiều tầu ngầm và máy bay cho một khu vực biển ? Tầm hiệu quả của dự án so với sự đầu tư ? Các ứng dụng khác ? DARPA sắp tới sẽ mở một cuộc hội thảo về dự án này, nơi các nhà khoa học có thể thảo luận và đưa ra các giải pháp.
Nếu dự án Hydra thành công và được đưa vào sử dụng, nó sẽ là những chốt chặn bảo vệ tự động trên vùng biển, có thể còn được áp dụng trên đất liền sau này. Bên cạnh đó, sẽ phát triển thêm các cảm biến để đưa hệ thống vào hoạt động hoàn toàn độc lập, phát hiện, theo dõi và tấn công.
Tham khảo: Gizmag
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng