In ảnh lên vỏ điện thoại – Loại hình trang trí mới nổi tại Việt Nam
Một loại hình trang trí mới dành cho "Dế cưng".
Tuy nhiên, ngoài những dạng trang trí vốn tồn tại trên thị trường từ trước tới nay như vẽ Airbrush, khắc laser, dán da, dùng ốp lưng màu sắc, mạ vàng vỏ…thì gần đây trên thị trường Việt Nam mới xuất hiện một loại hình trang trí mới: In ảnh lên vỏ điện thoại.
Vậy in ảnh lên vỏ điện thoại là gì?
Nếu vẽ Airbrush là người làm dịch vụ dùng sơn vẽ lên vỏ họa tiết mà khách yêu cầu, khắc laser là loại hình trang trí dùng tia laser “đốt” cháy bề mặt vỏ thành hoa văn, dán da là sẽ dán lên vỏ điện thoại một lớp da màu sắc…thì in ảnh lên vỏ điện thoại giống như người làm dịch vụ sẽ phun thẳng mực in lên bề mặt vỏ, sau đó phủ lên một lớp keo nhựa mỏng, khiến hình ảnh tồn tại ở đó vĩnh viễn không bị mờ đi hay bay màu.
Cũng giống như vẽ Airbrush và khắc laser, in ảnh lên vỏ điện thoại có thể vẽ hình lên mọi chất liệu. Tuy nhiên điểm mạnh của loại hình này là nó có thể in một tấm ảnh với màu sắc và độ nét gần như y hệt tấm hình mà người khách yêu cầu. Điều đó đồng nghĩa với việc, bạn có một ảnh .jpg (hay .png, .ipeg…), bạn có thể in hình con cái của bạn, ảnh cưới của bạn, ảnh gia đình, ảnh thần tượng…lên vỏ điện thoại, vỏ ốp lưng, in vào tấm đề-can dán điện thoại với màu sắc và độ sắc nét y hệt như ảnh gốc. Và quan trọng là nó không thể bị mờ đi, bị bay màu hay có thể rửa sạch được.
Để làm được việc đó, người gia công phải sử dụng Công nghệ in phủ UV, dùng mực in UV tạo ra những hình ảnh cực sắc nét và màu sắc sống động, độ bền màu cao và vĩnh viễn không bay màu, không thể xóa được do đã bị in “chết” vào bề mặt (search Google từ khóa “Công nghệ in phủ UV” để biết thêm chi tiết). Hình in ra sẽ có độ sần nhất định, có thể cảm nhận bằng cách rê ngón tay qua.
Nói chung, về cơ bản công nghệ in phủ UV vốn thuộc ngành in, dùng để in lịch, bao lì xì, bao bì hộp rượu, tạo vân, tạo độ sần, chữ nổi…trên bề mặt sản phẩm. Việc áp dụng công nghệ in phủ UV vào loại hình trang trí in ảnh lên vỏ điện thoại chỉ là một chút sáng tạo của những người làm kinh doanh ở Việt Nam mà thôi.
Có bao nhiêu loại hình trang trí áp dụng công nghệ này trên thị trường?
Cùng là công nghệ in phủ UV, nhưng trên thị trường phụ kiện, đồ trang trí smartphone có tới ít nhất là 3 loại trang trí sử dụng công nghệ này.
Thứ nhất, phải kể đến việc in ảnh lên ốp lưng điện thoại. Có nghĩa là bạn có một tấm ảnh gia đình, ảnh cưới, ảnh con cái…để làm home screen vẫn chưa đủ, người dùng có thể in tấm hình đó lên ốp lưng điện thoại, với màu sắc và độ chi tiết không hề thua ảnh thật. Tuy nhiên người dùng cần cân nhắc bởi một khi đã in là không bao giờ xóa được.
Anh Dũng (chủ cửa hàng PhoneArtist, số 255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng kinh doanh loại hình dịch vụ này, cho biết: “Khách hàng tới đây chủ yếu là in ảnh lên ốp, toàn các bạn trẻ mới cưới in ảnh cưới lên ốp lưng, bố mẹ in hình con, bạn trai in hình người yêu và bạn gái in hình…chính họ. Tôi kinh doanh loại hình này cũng một phần vì khách có thể gửi thiết kế của họ trực tiếp trên website với các công cụ dựng sẵn, sau đó chúng tôi chuyển hàng cho họ, vừa tiện lợi vừa dễ làm”.
Thứ hai, đó là in ảnh lên chính chiếc điện thoại. Loại hình trang trí này dành cho những ai không thích dùng ốp lưng, tuy nhiên một khi đã in thẳng lên “dế cưng” của mình, nếu là những chiếc nguyên khối như Nokia Lumia 920, việc đổi hình trang trí khác đồng nghĩa với đổi điện thoại.
Thứ ba, là in hình lên đề - can. Chẳng hạn như người dùng có một chiếc iPhone 4, nhưng không muốn dùng ốp, cũng không có nhu cầu in thẳng lên điện thoại, thì có thể in lên một tấm đề - can rồi dán vào máy. Tuy nhiên, nếu muốn thay hình khác, có lẽ sẽ phải tốn nhiều thời gian để làm sạch lớp keo bị dính lại sau khi bóc.
Thứ tư là in hình lên miếng dán. Lưu ý, “miếng dán” và “đề - can” là khác nhau. Chẳng hạn với điện thoại iPhone, miếng dán là những tấm nhựa trong suốt, dính vào điện thoại nhờ lực hút từ tính. Còn đề - can không trong suốt, dính vào điện thoại nhờ keo dính, rất khó bóc nếu muốn thay hình khác. Điểm yếu của việc in hình lên miếng dán là ảnh của bạn sẽ bị trong suốt.
Giá cả và điểm yếu của loại hình này là gì?
In ảnh lên vỏ điện thoại sử dụng công nghệ in phủ UV nhìn chung có giá không quá đắt. Giá giao động 100.000 đồng – 150.000 đồng cho một hình ảnh in lên ốp lưng. Đây cũng có thể được xếp vào loại hình dịch vụ “lấy ngay” bởi khi vừa yêu cầu, chỉ cần gia công ít phút sẽ có ngay hình ưng ý.
Điểm yếu của loại hình này là để cho ra một tấm ốp lưng có hình ảnh sắc nét, màu sắc rực rỡ, độ sần tuyệt hảo thì chính tấm ảnh khách hàng cung cấp (file .jpg, .png, .jpeg, file vector…) cũng phải là một ảnh có độ phân giải cao, càng cao càng tốt.
Theo anh Dũng, ảnh đẹp khi in lên vỏ nên là những tấm ảnh có kích thước vài MB trở lên, theo đó anh mới có thể dựng hình đẹp mắt và sắc nét được. Đôi khi, người dùng thích hình ảnh nào đó nhưng lại chỉ có file ảnh nhỏ xíu kích cỡ chỉ vài chục, vài trăm KB thì khó lòng có một hình trang trí đẹp được.
Một số hình ảnh về loại hình trang trí này:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng