[Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học

    zknight,  

    Bạn không nên chiếu thẳng tia cực tím lên da mình, vì nó có thể gây kích ứng da, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.

    Khi chủng virus corora mới (SARS-CoV-2) gây ra dịch Covid-19 đang lây lan mạnh khắp thế giới, đã có rất nhiều tin giả lan truyền những phương pháp phi khoa học để ngăn ngừa và điều trị loại virus này.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mọi người nên hết sức cảnh giác với các thông tin này. Và để giúp bác bỏ các tin đồn thất thiệt ấy, WHO đã tiếp tục tổng hợp bộ infographic của mình. Dưới đây là 13 tin giả được lan truyền về virus corona đã bị  WHO lật tẩy:

    1. Máy sấy tay có tác dụng tiêu diệt virus corona mới hay không?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 1.

    Không. Máy sấy tay không hiệu quả trong việc tiêu diệt virus corona mới. Để bảo vệ bản thân khỏi virus, bạn phải thực hành các biện pháp rửa tay và lau khô như WHO đã khuyến cáo. Bạn có thể rửa tay bằng xà phòng và nước. Lưu ý, chà tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng, hãy sử dụng các sản phẩm nước rửa tay khô chứa cồn trên 60%.

    2. Đèn khử trùng bằng tia cực tím (UV) có diệt được virus corona hay không?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 2.

    Mặc dù tia cực tím đúng là có khả năng diệt virus corona mới. Tuy nhiên, bạn không nên chiếu thẳng tia cực tím lên da mình, vì nó có thể gây kích ứng da, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.

    Đèn khử trùng tia cực tím chỉ có thể được sử dụng để khử trùng các bề mặt vô tri. Lưu ý, khi bạn khử trùng đồ vật của mình bằng tia cực tím, tránh tiếp xúc mắt hoặc da với nó.

    3. Máy quét thân nhiệt hiệu quả đến đâu trong việc phát hiện người bị sốt do Covid-19?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 3.

    Máy quét nhiệt có hiệu quả trong việc phát hiện những người bị sốt (nghĩa là có thân nhiệt cao hơn bình thường) do nhiễm virus corona mới. Tuy nhiên, chúng không thể phát hiện ra những người bị nhiễm mới ủ bệnh mà chưa bị sốt. Điều này là do phải mất từ ​​2 đến 10 ngày trước khi những người bị nhiễm virus khởi phát triệu chứng.

    4. Xịt cồn hoặc chlorine lên cơ thể có giúp tiêu diệt virus corona mới hay không?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 4.

    Không. Xịt cồn hoặc chlorine lên khắp cơ thể bạn sẽ không diệt được virus đã xâm nhập vào cơ thể. Xịt các chất như vậy có thể gây hại cho quần áo hoặc màng nhầy (chẳng hạn như những chất trong mắt và miệng). Xin lưu ý rằng cả cồn và chlorine đều có thể hữu ích để khử trùng các bề mặt, nhưng chúng cần được sử dụng theo các khuyến nghị thích hợp.

    5. Nhận  thư và bưu phẩm gửi từ Trung Quốc có an toàn hay không?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 5.

    Có. Điều này được coi là an toàn. Những người nhận thư và bưu phẩm được gửi từ Trung Quốc không có nguy cơ nhiễm virus corona mới. Từ các phân tích trước đây, WHO cho biết virus corona không tồn tại lâu trên các vật thể, chẳng hạn như thư từ hoặc bưu phẩm.

    6. Vật nuôi trong nhà có thể lây truyền virus corona mới hay không?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 6.

    Hiện tại, không có bằng chứng cho thấy động vật, vật nuôi đồng hành cùng con người có thể bị nhiễm virus corona mới. Tuy nhiên, một điều tốt mà bạn nên làm là luôn rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi tiếp xúc với thú cưng.

    Điều này sẽ bảo vệ bạn chống lại các vi khuẩn phổ biến khác như E.coli và salmonella có thể lây từ vật nuôi sang con người.

    7. Tiêm vắc xin chống viêm phổi có giúp bảo vệ bạn khỏi virus corona mới hay không?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 7.

    Không. Vắc-xin chống viêm phổi, như vắc-xin phế cầu khuẩn và vắc-xin cúm Haemophilus type B (Hib), không giúp bạn bảo vệ chống lại virus corona mới. 

    SARS-CoV-2 là một chủng virus rất mới và khác biệt đến nỗi nó cần một loại vắc-xin riêng. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển một loại vắc-xin chống lại nó và WHO đang hỗ trợ những nỗ lực của họ.

    Mặc dù không hiệu quả đối với virus corona mới, nhưng vắc-xin chống lại các bệnh về đường hô hấp rất được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe của bạn.

    8. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý có giúp ngăn virus corona mới không?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 8.

    Không. Không có bằng chứng cho thấy thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm virus corona mới.

    Có một số bằng chứng hạn chế cho thấy rằng thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể giúp mọi người phục hồi nhanh hơn sau khi bị cảm lạnh thông thường.Tuy nhiên, rửa mũi thường xuyên chưa được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.

    9. Ăn tỏi có giúp bạn phòng chống virus corona hay không?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 9.

    Tổ chức Y tế Thế giới cho biết tỏi là một loại thực phẩm lành mạnh. Nó có một số tính chất kháng khuẩn. Tuy nhiên, không hề có bất kể bằng chứng nào từ đợt dịch bệnh này cho thấy ăn tỏi có thể bảo vệ mọi người khỏi chủng virus corona mới.

    10. Dầu mè có giúp ngăn chặn virus corona xâm nhập cơ thể?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 10.

    Không. Dầu mè không giết được virus corona. Có một số hóa chất khử trùng có thể tiêu diệt virus trên các bề mặt. Chúng bao gồm chất tẩy trắng/chlorien, dung môi ether, 75% ethanol, axit peracetic và chloroform.

    Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng các hóa chất này để xịt hay lau trên da hoặc dưới mũi. Nó có thể gây nguy hiểm cho bạn.

    11. Virus corona chỉ lây nhiễm người già có đúng không?

    Không phải. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ở mọi lứa tuổi, mọi người đều có thể bị nhiễm virus.

    Thượng Hải đã ghi nhận một bệnh nhi 7 tuổi nhiễm virus corona mới. Trong khi đó, tỉnh Quý Châu cũng xác nhận trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhiễm virus là một bé gái 1 tháng tuổi họ Giang.

    Người già và những người đã mắc một bệnh nền từ trước (như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim mạch) chỉ dễ bị bệnh nặng hơn khi nhiễm virus corona, nên họ là đối tượng dễ tử vong hơn.

    WHO khuyến cáo mọi người ở mọi lứa tuổi nên thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi virus, chẳng hạn bằng cách tuân thủ tốt vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp.

    12. Thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn ngừa và điều trị virus corona mới hay không?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 12.

    Không. Thuốc kháng sinh không chống lại virus, chúng chỉ chống lại vi khuẩn. Virus corona mới là một chủng virus và do đó, không nên sử dụng kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị.

    Tuy nhiên, nếu phải nhập viện vì virus, bạn có thể được điều trị bằng kháng sinh để chống lại nhiễm khuẩn cơ hội.

    13. Có loại thuốc đặc biệt nào có thể phòng hoặc điều trị virus corona mới hay không?

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 13.

    Cho đến nay, không có một loại thuốc cụ thể nào được đề nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị virus corona mới.

    Những người bị nhiễm virus nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị các triệu chứng. Những người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tối ưu.

    Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. WHO đang giúp một loạt đối tác thúc đẩy các nỗ lực nghiên cứu và phát triển thuốc mới này.

    *Bạn đã tập cho mình những thoái quen cần thiết trong mùa dịch Covid-19 chưa? Hãy làm bài trắc nghiệm dưới đây để kiểm tra:

    [Infographic] 13 tin đồn sai sự thật về virus corona: WHO giải thích tại sao chúng đều phản khoa học - Ảnh 15.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày