Intel đánh giá cao khả năng thu hút dòng vốn ngoại của Việt Nam, đây chính là cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra một cách tự nhiên nhất.
- Xiaomi Book Air 13 ra mắt: Thiết kế cao cấp, màn hình OLED cảm ứng, CPU Intel Gen 12, giá chỉ từ 17 triệu đồng
- Intel ra mắt card đồ họa mới, là đối thủ đáng gờm với Nvidia và AMD
- ASUS ra mắt bo mạch chủ Z790 hỗ trợ Intel Gen 13 với loạt công nghệ mới
- Intel công bố thông số của các dòng CPU thế hệ 13 Raptor Lake
- Lần thứ hai trong năm nay, giá trị vốn hóa AMD vượt mặt Intel
“Công nghệ cần thích nghi với con người chứ không phải con người phải thích nghi với công nghệ”, chia sẻ bởi bà Alexis Crowell - Giám đốc Điều hành khu vực châu Á của Intel – chia sẻ trong buổi trò chuyện mới đây.
Nói cụ thể về quan điểm này, bà Alexis Crowell cho biết công nghệ thực chất không phải là cái gì quá phức tạp, mà chính là những phát minh nhằm thích nghi với nhu cầu của con người. Công nghệ theo đó phải được tích hợp tự nhiên vào cuộc sống, và công cuộc chuyển đổi số như vậy sẽ dễ dàng hơn.
Tại sao công nghệ bùng nổ? Vị này đặt vấn đề.
Bởi trái đất không đủ nhân lực nên cần tự động hoá bổ sung, để tự động hoá được thì cần công nghệ và công nghệ cũng tăng tốc theo sự đi lên cuộc sống. Một thống kê cho thấy, trái đất sản sinh khoảng 97 triệu công việc trong 30 năm, minh chứng về sự cần thiết có công nghệ.
“Giai đoạn Covid-19, chúng ta thấy rõ nhất chức năng của công nghệ. Nhờ có công nghệ, con người mới có thể kết nối được với nhau”, bà nhấn mạnh. Và sứ mệnh Intel chính là tập trung vào giải pháp, hợp tác với các bên thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số dễ dàng hơn.
Intel xuất phát điểm là sản xuất chip, thống kê Công ty đã vận chuyển 3 tỷ sản phẩm đi qua Việt Nam (trong chuỗi dây chuyền toàn cầu); và hôm nay chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu của Intel.
Công ty cũng vừa rót thêm 475 triệu USD vào nhà máy tại Việt Nam cuối năm qua, nâng tổng mức đầu tư sau 16 năm hoạt động lên gần 1,5 tỷ USD. Con số rót mới là phục vụ cho chiến lược chuyển đổi số và nằm trong tổng mức 80 tỷ USD đầu tư của Intel trên toàn thế giới.
Dưới góc nhìn tổng thể, Intel đánh giá Việt Nam gây ấn tượng với vai trò là trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như thu hút được dòng vốn ngoại – đây chính là cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra một cách tự nhiên nhất.
Điều cần làm hiện nay chính là phát triển công nghệ trong hệ sinh thái chung. Tức, chuyển đổi số không nên riêng lẻ, mà chúng ta phải cùng làm: cả khối công và khối tư với nhau cũng như giữa các ngành với nhau.
Còn ở góc độ doanh nghiệp, thách thức lớn nhất theo đại diện Intel chính là dữ liệu. Dĩ nhiên, dữ liệu được tạo ra ngày càng nhiều, và làm sao để biến dữ liệu đó thành gì đó hữu ích là bài toán của doanh nghiệp.
Để khai phá được dữ liệu thì phải nhờ tới các chuyên gia kỹ thuật, và làm xong điều này thì đi tới một thách thức khác là làm sao để bảo mật dữ liệu này, làm sao để dữ liệu không bị tuồng đến những nơi doanh nghiệp không muốn đến?... Dẫn chứng như vậy để nhấn mạnh lại quá trình chuyển đổi số phải đặt trong hệ sinh thái chung, với vai trò là nhà cung cấp giải pháp, Intel sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề phát sinh cũng như thúc đẩy chuyển đổi số hoàn toàn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng