Chủ tịch Alphabet , ông Eric Schmidt lo ngại phán quyết mới của tòa án Châu Âu liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu cá nhân tại EU có thể hủy hoại internet toàn cầu.
Toàn án Châu Âu vừa mới đưa ra một phán quyết liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu thông tin các nhân của người dùng tại EU và Mỹ. Cụ thể thông tin của người dùng tại đâu sẽ phải được lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu thuộc khu vực đó. Cũng có nghĩa là các công ty internet tại Mỹ sẽ không được lưu trữ dữ liệu của các khách hàng Châu Âu, thay vào đó phải chuyển đến một cơ sở dữ liệu khác.
Ngay lập tức, Chủ tịch Alphabet - công ty mẹ của Google, ông Eric Schmidt cho biết phán quyết này có thể dẫn đến việc “một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người” bị phá hủy, đó chính là mạng internet toàn cầu.
Chủ tịch Eric Schmidt của Alphabet.
Sự kết thúc của “nơi lưu trữ an toàn”
Safe Harbor (nơi lưu trữ an toàn) là một cách để đảm bảo an toàn và thuận tiện trong việc chuyển các dữ liệu thông tin người dùng giữa EU và Mỹ. Nó có nghĩa là một công ty Mỹ như Google hay Facebook có thể lấy dữ liệu các khách hàng Châu Âu của mình và lưu trữ tại Mỹ.
Tuy nhiên sau vụ việc của cựu điệp viên Edward Snowden, rất nhiều các cáo buộc của EU đối với các công ty internet tại Mỹ cho rằng họ không đảm bảo được an toàn cho dữ liệu cá nhân của người dùng. Và Tòa án Công lý Châu Âu đưa ra phán quyết hồi đầu tháng 10 cho rằng Safe Harbor là không hợp lệ.
Safe Harbor là cách duy nhất mà các công ty internet có thể chuyển dữ liệu người dùng từ EU về Mỹ.
Phán quyết này khiến cho Google, Facebook và hàng nghìn công ty khác tại Mỹ phải đối mặt với hàng tá các chế độ pháp lý trên khắp các quốc gia Châu Âu, đối với việc bảo mật và sử dụng thông tin cá nhân khách hàng.
Thậm chí một số quốc gia có thể từ chối việc cung cấp dữ liệu công dân của mình cho các công ty tại Mỹ. Và thay vào đó, các công ty này phải có cơ sở dữ liệu để lưu trữ trong phạm vi biên giới của các quốc gia này.
Chủ tịch Schmidt cho biết điều này sẽ tạo ra một mạng lưới internet bị chia nhỏ theo từng quốc gia và sẽ không còn cái gọi là internet toàn cầu.
Internet toàn cầu bị chia nhỏ?
Nga là nước đầu tiên muốn biến cơn ác mộng của Chủ tịch Schmidt thành sự thật. Hồi đầu tháng 9 năm 2015, Nga đã đưa ra một kế hoạch chi tiết, yêu cầu tất cả công ty nước ngoài phải chứa dữ liệu cá nhân của công dân nước này trên các máy chủ trong nước.
Sẽ có những bức tường được dựng lên.
Và sự chia cắt này bắt đầu xảy ra ở nhiều quốc gia Châu Âu. Giám đốc điều hành Open Rights Group tại Anh, ông Jim Killock cho rằng tất cả là lỗi của nước Mỹ: “Có một rắc rối khá lớn khi EU và Mỹ không thể làm việc để hợp nhất hệ thống pháp lý. Nhưng vấn đề chính là ở Hoa Kỳ, khi họ biết rằng các công ty tại Silicon Valey đang lưu trữ dữ liệu của cả thế giới. Quyết định của họ là bao che và sử dụng các dữ liệu này để giám sát toàn cầu. Họ đã bỏ qua quyền cơ bản của những công dân không phải người Mỹ”.
Nếu điều đó xảy ra, các dữ liệu người dùng tại từng quốc gia sẽ bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Và buộc các công ty internet phải mở chi nhánh của mình tại đó và hoạt động độc lập. Nó sẽ khiến cho internet toàn cầu sẽ bị chia nhỏ theo từng quốc gia, mà do đó các dịch vụ internet của Google hay Facebook sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Giải pháp của các công ty internet
Trước phán quyết của tòa án Châu Âu, các công ty internet tại Mỹ đang phải tìm cách để có thể vượt qua rào cản pháp lý này. Họ có thể mở thêm các chi nhánh của mình tại các quốc gia này để quản lý dữ liệu khách hàng và cung cấp dịch vụ tại từng địa phương. Tuy nhiên nó có thể dẫn đến việc không đồng nhất và việc điều hành cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Một biện pháp khác đang được Google xem xét, đó là tìm một phương pháp chuyển dữ liệu hợp pháp khác để thay thế cho Safe Harbor. Mà trước mắt có thể là mô hình MCC, cho phép chuyển giao dữ liệu cá nhân từ EU sang Mỹ.
Hiện tại Google vẫn đang sử dụng mô hình này để chuyển dữ liệu người dùng của Google App. Và trong thời gian tới, gã khổng lồ tìm kiếm sẽ cố gắng để có thể áp dụng cho các dịch vụ lưu trữ đám mây của mình.
Tuy nhiên trước một số quy định pháp lý khắt khe của các quốc gia Châu Âu, phía đại diện Google cho biết biện pháp duy nhất có thể khắc phục tình hình này đó là cải cách luật pháp của Mỹ để phù hợp với EU.
Tham khảo: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng