Không phải ai cũng hiểu rõ về iPhone 5C khóa mạng và vẫn có những thắc mắc xoay quanh sản phẩm này như tại sao phải dùng SIM ghép, những điểm mạnh/yếu của chúng?
Trong những ngày gần đây, iPhone 5C lock Nhật 16GB và iPhone 5C lock 8GB đang trở thành một món hàng hot trên thị trường với mức giá cực kỳ phải chăng, chỉ bằng 1/3 tới 1/2 giá máy chính hãng. Ngoài điểm trừ duy nhất là ngoại hình màu mè, hiệu năng mà iPhone 5C khóa mạng đem lại cũng tương đương với người anh em iPhone 5 từng làm mưa làm gió trong dịp đầu năm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về iPhone khóa mạng và vẫn có những thắc mắc xoay quanh sản phẩm này. Do đó, chúng tôi xin được bật mí một số bí kíp về iPhone khóa mạng, những điểm mạnh/yếu và những điều cần tránh.
iPhone khóa mạng và iPhone quốc tế
Có thể nói, Apple iPhone luôn được coi là một món hàng hot trên thị trường di động với thiết kế bắt mắt, trải nghiệm mượt, mà nhưng giá bán lại luôn được xếp vào hàng thượng phẩm. Tại thị trường Việt Nam, iPhone chủ yếu được phân thành 2 loại chủ yếu là iPhone khóa mạng và iPhone quốc tế.
Trong khi phiên bản quốc tế có thể sử dụng với bất kì nhà mạng nào, thì iPhone lock lại chỉ có thể nghe gọi bình thường bởi SIM của 1 nhà mạng duy nhất và bị ràng buộc bởi hợp đồng sử dụng. Do đó, muốn sử dụng một mạng di động theo ý mình, người dùng cần phải dùng "code" để unlock hoặc sử dụng SIM ghép. Nhìn chung, phương pháp mở khóa mạng bằng "code" sẽ an toàn hơn và loại bỏ được hầu hết những hạn chế của iPhone khóa mạng.
Thế nhưng, phương pháp dùng "code" giúp máy nghe gọi bình thường lại có chi phí rất cao, thường rơi vào khoảng 1-2 triệu đồng. Đặc biệt, với những nhà mạng di động của Nhật Bản như Softbank, Docomo, AU KDDI đều không thể mua code để unlock iPhone 5, iPhone 5S và iPhone 5C để nâng cấp lên bản quốc tế.
SIM ghép là gì?
Do đó, phần lớn các máy lock được đưa về Việt Nam với mức giá rẻ do không thể nghe gọi được, nhưng các tính năng của iPhone vẫn hoạt động bình thường. Nếu chọn mua loạt iPhone 5C lock Nhật hiện nay, người dùng buộc phải sử dụng SIM nhằm "đánh lừa" nó là nhà mạng và cho phép nghe/gọi điện tại Việt Nam bình thường. Trong đó, chi phí của SIM ghép hiện rơi vào khoảng 200.000 VND.
Cụ thể, SIM ghép là 1 bản mạch nhỏ lắp cùng với sim để mở mạng cho iPhone bị khóa bởi nhà mạng có chính sách bán hàng theo hợp đồng sử dụng theo từng năm với người mua. Đối với máy iPhone lock bởi nhà mạng thì người dùng có thể thực hiện các chức năng bình thường như nghe, gọi nhắn tin....khi bạn sử dụng sim của chính nhà mạng đó cung cấp.
Còn khi đi ra nước ngoài, hay đổi sang SIM của nhà mạng khác thì máy sẽ bị khóa lại bởi đây không phải SIM chuẩn mà nhà mạng bán ra iPhone cung cấp. Lúc này, ta có nhiều giải pháp để có thể sử dụng SIM của nhà mạng khác như mua code nhà mạng đó, hoặc đơn giản nhất là sử dụng SIM ghép như trên.
Các loại SIM ghép phổ biến
1. R SIM
Được biết, R SIM là loại SIM ghép đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam. Nó có cấu tạo gồm một khay sim giống với khay sim gốc, trên đó có in nổi chữ R SIM và 1 bản mạch mỏng màu đen để ghép với nano sim. R Sim được rất nhiều người sử dụng bởi một số ưu điểm như: dễ sử dụng, giá thành rẻ, khoảng 200.000 đồng.
Nhưng bên cạnh những lỗi mà hầu hết các SIM ghép đều mắc phải như: lỗi danh bạ, 3G, *101# thì R SIM lại gặp phải một đặc trưng như sóng yếu, đôi lúc xảy ra hiện tượng mất sóng khi có cuộc gọi đến... khiến cho người dùng cảm thấy rất bất tiện.
2. TP SIM
Với thiết kế tương tự như R SIM nên khi ghép sim bằng TP SIM bạn phải thay khay sim gốc bằng khay TP SIM. TP SIM là một loại sim ghép có giá thành đắt hơn khá nhiều so với những loại sim ghép khác trên thị thị trường - khoảng 400.000 gấp đôi R SIM nên người dùng luôn cân nhắc mỗi khi muốn sử dụng TP SIM.
Một ưu điểm lớn của TP SIM đó chính là chất lượng sóng ổn định, không hay bị mất sóng như R SIM và cũng rất dễ để có thể ghép. Nhưng cũng giống như R SIM, TP SIM không tự động fix những lỗi đặc trưng của Sim ghép và bạn phải Fix bằng cách sửa file hay cài thêm Source trên Cydia để Fix lỗi.
3. Heicard Overlay
Đây là loại SIM ghép hoàn thiện nhất của SIM ghép Heicard tính đến thời điểm hiện tại khi mà nó có thể tự động fix tất cả các lỗi xảy ra đối với iPhone 5C Lock. SIM ghép Heicard có thiết kế rất nhỏ gọn, nó chỉ là một bản mạch mỏng để ghép với nano SIM sau đó đưa trực tiếp vào khay sim gốc của máy chứ không cần thay khay SIM. Đây là một điểm khác biệt của Heicard so với các hãng sim ghép khác.
Đồng thời trên mỗi bao bì của Heicard còn có một dãy patch code riêng giúp ổn định SIM mà tránh hiện tượng văng khi ghép. Trước khi ghép SIM bạn chỉ cần vào Cydia và cài add Source repo.heicard.com về máy và cài đặt để giúp máy ổn định hơn và sau khi ghép SIM thành công, những lỗi hay xảy ra với SIM ghép cũng được fix lỗi tự động. Giá SIM ghép Heicard Overlay cũng rất phải chăng, chỉ 200.000 đồng cho 1 SIM ghép.
Tổng hợp
>> iPhone 5C khóa mạng 8GB giá 2 triệu đồng tiếp tục khuấy động thị trường VN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng