iPhone X lần đầu ứng dụng FaceID, song ở Trung Quốc, việc xác thực khuôn mặt đã được áp dụng từ lâu
Việc nhận diện và xác thực khuôn mặt đã được triển khai trên các máy ATM từ năm 2015 và đang thử nghiệm cho tất cả dịch vụ bán lẻ từ cửa hàng KFC cho đến sân bay.
Người hâm mộ Táo khuyết đang háo hức với tính năng nhận diện khuôn mặt mở khóa smartphone bằng Face ID. Đây là bước đột phá chỉ có trên phiên bản iPhone X giá 1.000 USD.
Tuy nhiên, nhận diện khuôn mặt là công nghệ đã quá “cũ” đối với người dân Trung Quốc, đặc biệt là các ngân hàng. Merchants Ban đã cho phép rút tiền bằng cách quét khuôn mặt khách hàng trên 1.000 máy rút tiền tự động tại 106 thành phố từ năm 2015. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tiếp bước khi trang bị tính năng tương tự trên 470 ATM tại 16 chi nhánh như ở Bắc Kinh, Thượng Hải, An Huy và Chiết Giang.
Khách hàng không còn phải mang theo thẻ, thay vào đó chỉ việc nhìn vào một máy ảnh để xác minh.
“Dịch vụ này tỏ ra hiệu quả nhằm giảm nguy cơ làm thẻ giả, tránh các sự cố như việc thẻ bị kẹt trong máy ATM và giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng. Dịch vụ cũng mở đường cho các mảng kinh doanh mới như mở tài khoản online”, đại diện ngân hàng cho biết.
Từ một tính năng chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, công nghệ nhận diện khuôn mặt nhanh chóng len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc bất chấp phần còn lại của thế giới vẫn lo ngại về vấn đề an toàn.
Giới chức nước này còn sử dụng công nghệ quét khuôn mặt để xác định tội phạm và người vi phạm giao thông. Trong khi đó, các công ty áp dụng phương thức bảo mật trên vào dịch vụ của mình, từ việc trả tiền KFC cho đến hành khách đi máy bay.
Ngân hàng trở thành lĩnh vực tiềm năng cho việc triển khai công nghệ sinh trắc này. “Bảo mật tài khoản của khách hàng rất quan trọng với bất kỳ ngân hàng nào. Vì vậy, các tổ chức tài chính yêu cầu nghiêm ngặt về việc sử dụng tên thật để đăng ký, và họ phải xác định danh tính người dùng mỗ lần”, Xie Yinan, phát ngôn viên của Face cho biết. Đây là startup có trụ sở ở Bắc Kinh cung cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt cho khoảng 400 công ty, bao gồm cả Ant Financial, hệ thống thanh toán di động lớn nhất Trung Quốc.
Bằng cách khai thác công nghệ này, Ant Financial đã cho phép 450 triệu người dùng truy cập tài khoản số bằng cách quét khuôn mặt. Ông Zhu Sihua, Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng Ngân hàng bán lẻ của Merchants Bank chi nhánh Thượng Hải chia sẻ: “Nhận diện khuôn mặt giúp chúng tôi đi xa hơn trong việc theo đuổi kế hoạch cung cấp nhiều dịch vụ được cá nhân hóa. Các ngân hàng truyền thống như chúng tôi có thể tích hợp tốt hơn nguồn lực trực tuyến và ngoại tuyến như ATM và mạng di động”.
Để hạn chế tình trạng gian lận, Ngân hàng Nông nghiệp giới hạn mức rút tiền mặt hàng ngày bằng hình thức nhận diện khuôn mặt ở mức 3.000 nhân dân tệ, thấp hơn nhiều so với con số 20.000 nhân dân tệ rút bằng thẻ.
HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc cho phép xác thực khuôn mặt để chuyển tiền trực tuyến dù vẫn cần mã số ngẫu nhiên cho các giao dịch dưới 50.000 nhân dân tệ mỗi ngày. Dịch vụ bắt đầu triển khai từ tháng 9.
“Người tiêu dùng Trung Quốc là những cá nhân tích cực nhất trong việc năm bắt công nghệ mới”, Richard Li, người đứng đầu bộ phận Ngân hàng bán lẻ và Quản lý tài sản của HSBC tại Trung Quốc cho biết.
Tuy nhiên, công nghệ sinh trắc khuôn mặt vẫn còn đó nhiều nỗi lo, đặc biệt về tính bảo mật. “Nếu kỹ thuật nhận diện khuôn mặt trở nên an toàn và đáng tin cậy hơn, nó sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai”, Hu Jie, Giá sư Học viện Tài chính Thượng Hải nêu quan điểm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng