Ít tên tuổi nhưng công ty này đang cung cấp máy quét vân tay quang học cho cả Huawei, OnePlus, Oppo, Vivo và Xiaomi

    Nguyễn Hải,  

    Ngoại trừ Samsung, gần như toàn bộ các thương hiệu lớn của thế giới Android đều đang sử dụng giải pháp quét vân tay trong màn hình của Goodix.

    Chiếc OnePlus 7 Pro đang được xem như một trong những thiết bị có cảm biến vân tay dưới màn hình tốt nhất hiện nay, khi nó chỉ mất 0,2 giây để nhận ra dấu vân tay của chủ sở hữu thiết bị và mở khóa. Trên thực tế, nhiều reviewer còn cho rằng, cảm biến vân tay của OnePlus 7 Pro còn qua mặt cả Huawei P30 Pro, Oppo Reno, Vivo Nex Dual Display Edition và Samsung Galaxy S10.

    Điều thú vị là, trong số những thiết bị kể trên, ngoại trừ Samsung Galaxy S10, tất cả các thiết bị còn lại đều sử dụng loại cảm biến vân tay trong màn hình của cùng một công ty.

    Đó chính là Goodix, công ty công nghệ Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến, được thành lập vào năm 2002. Từ khi giải pháp quét vân tay trong màn hình của Goodix xuất hiện lần đầu tiên trên chiếc Vivo Nex vào năm ngoái cho đến nay, hàng loạt tên tuổi lớn trong làng smartphone đã sử dụng công nghệ của hãng này, bao gồm cả Huawei, LG, Dell, Xiaomi và Lenovo.

    Ít tên tuổi nhưng công ty này đang cung cấp máy quét vân tay quang học cho cả Huawei, OnePlus, Oppo, Vivo và Xiaomi - Ảnh 1.

    Người đi sau nhưng về đích trước

    Tuy vậy, Goodix không phải người đầu tiên đưa cảm biến vân tay dưới màn hình trở nên nổi tiếng. Giải pháp cảm biến quét vân tay dưới màn hình lần đầu tiên được hãng Vivo giới thiệu trong hội chợ CES 2018 đến từ hãng Synaptics tại California. Dù chưa phải là thiết bị thương mại chính thức, nhưng nguyên mẫu của Vivo đã giúp tên tuổi họ xuất hiện trên hàng loạt tít báo.

    Nhưng cũng trong khoảng thời gian này, Goodix đã gần hoàn thiện giải pháp cảm biến quang học trong màn hình của riêng mình, với việc sử dụng một ống kính camera nằm bên dưới màn hình để chụp lại dấu vân tay thay vì sử dụng một con chip như Synaptics. Do vậy, nhà sáng lập công ty, ông David Zhang đã nỗ lực thuyết phục Vivo chờ đợi mình.

    Ít tên tuổi nhưng công ty này đang cung cấp máy quét vân tay quang học cho cả Huawei, OnePlus, Oppo, Vivo và Xiaomi - Ảnh 2.

    Giải pháp Clear ID, dùng chip quét vân tay trong màn hình của Synaptics.

    Ông Zhang kể lại: "Tôi nói với Vivo rằng, công nghệ quét vân tay trong màn hình chưa sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt tại thời điểm đó, rằng nó vẫn cần tinh chỉnh thêm trong vài tháng nữa. Nhưng Vivo đã bỏ qua và sử dụng giải pháp của Synpatics. Tự kết quả đã nói lên tất cả."

    Ông Zhang đã đúng. Hai thiết bị đầu tiên của Vivo sử dụng cảm biến trong màn hình của Synaptics ra mắt thị trường vào tháng Tư năm 2018 dù nhận được nhiều lời khen ngợi vì công nghệ chưa từng thấy, chúng cũng bị nhiều nhà reviewer chê bai rằng bộ quét trong màn hình chậm và không ổn định.

    Không lâu sau đó, Vivo chuyển sang giải pháp quét vân tay trong màn hình của Goodix trên chiếc Vivo Nex và hiệu năng đã được cải thiện rõ rệt. Theo đại diện của Synaptics, công ty cũng không còn sản xuất cảm biến quét vân tay trong màn hình nữa mà chuyển sang tập trung vào công nghệ IoT.

    Ít tên tuổi nhưng công ty này đang cung cấp máy quét vân tay quang học cho cả Huawei, OnePlus, Oppo, Vivo và Xiaomi - Ảnh 3.

    Camera quét vân tay trong màn hình của Goodix trên OnePlus 7 Pro. (nguồn JerryRigEverything).

    Cho đến nay, hầu hết các tên tuổi lớn trong làng smartphone như Huawei, Xiaomi, Meizu, Oppo, Lenovo và OnePlus đều cùng Vivo sử dụng giải pháp của Goodix. Tên tuổi duy nhất còn lại là Samsung đang sử dụng giải pháp quét vân tay siêu âm trong màn hình của Qualcomm.

    Vị thế gần như độc quyền này đã mang lại một nguồn doanh thu khổng lồ cho Goodix: trong tổng doanh thu khoảng 535,8 triệu USD vào năm 2018, có đến 434,5 triệu USD đến từ mảng kinh doanh máy quét vân tay trong màn hình. Phần doanh thu còn lại đến từ việc cung cấp các tấm nền màn hình cảm ứng, sử dụng cho các máy đọc sách Amazon Kindle và Google Homes, cũng như các công nghệ liên quan đến Bluetooth khác.

    Nhưng nếu các hãng trên đều sử dụng công nghệ của Goodix, tại sao máy quét của OnePlus 7 Pro lại nhanh hơn máy quét trên các thiết bị khác như Huawei P30 Pro hay Oppo Reno?

    Ít tên tuổi nhưng công ty này đang cung cấp máy quét vân tay quang học cho cả Huawei, OnePlus, Oppo, Vivo và Xiaomi - Ảnh 4.

    Module máy quét vân tay trong màn hình của OnePlus 7 Pro sau khi được iFixit mổ xẻ.

    Theo Carson Ye, phó chủ tịch về R&D của Goodix, có một số nguyên nhân của điều này. Đầu tiên OnePlus là thương hiệu ưu tiên tốc độ hơn bất kỳ điều gì khác, vì vậy phần mềm của họ được tối ưu theo hướng dùng nhiều tài nguyên để trở nên nhanh hơn. Một nguyên nhân khác nằm ở chỗ, OnePlus 7 Pro mới ra mắt thị trường nên được sử dụng công nghệ mới nhất Goodix.

    Ông Ye cho biết: "Chúng tôi có 400 kỹ sư, liên tục làm việc trên cảm biến của chúng tôi với cả góc độ phần cứng và phần mềm. Điều này bao gồm cả tinh chỉnh thuật toán, cải thiện độ nhạy cảm biến ánh sáng và nhiều chi tiết khác."

    Cuộc đua giữa âm thanh và ánh sáng

    Vậy giữa hai giải pháp quét vân tay – quang học của Goodix và siêu âm của Qualcomm – bên nào tốt hơn? Về lý thuyết, bộ quét vân tay siêu âm sẽ bảo mật hơn, bởi vì nó sử dụng sóng siêu âm để dựng lại hình ảnh 3D của dấu vân tay người dùng, trong khi bộ quét quang học sử dụng ánh sáng để chụp lại hình ảnh 2D của dấu vân tay.

    Ít tên tuổi nhưng công ty này đang cung cấp máy quét vân tay quang học cho cả Huawei, OnePlus, Oppo, Vivo và Xiaomi - Ảnh 5.

    Nhưng tất nhiên ông Zhang không đồng tình với nhận định này. Đầu tiên, ông cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy giải pháp sóng siêu âm bảo mật hơn giải pháp quang học. Ngay cả cảm biến vân tay siêu âm của Galaxy S10 cũng đã bị qua mặt trong một thử nghiệm gần đây.

    Ngoài ra, ông Zhang cũng bổ sung thêm rằng, không có giải pháp sinh trắc học nào an toàn 100%, đây cũng là quan điểm chung của nhiều chuyên gia an ninh mạng. Ông cho biết: "Nếu bạn hiểu cách hệ thống sinh trắc học hoạt động và bạn có quyết tâm tham gia vào việc hack hệ thống, bất kỳ cảm biến vân tay nào cũng có thể bị đánh lừa."

    Ông còn dẫn chứng đến việc hệ thống FaceID của iPhone X bị đánh lừa, và cho rằng: những người với khả năng tiếp cận đến thiết bị phù hợp đều có thể hack.

    Ít tên tuổi nhưng công ty này đang cung cấp máy quét vân tay quang học cho cả Huawei, OnePlus, Oppo, Vivo và Xiaomi - Ảnh 6.

    "Đó là điều chúng tôi gọi là cố tình đánh lừa, và không có cách nào ngăn chặn được nó." Ông cho biết. "Điều duy nhất chúng ta có thể làm là ngăn chặn việc vô tình đánh lừa." Về phương diện đó, ông Zhang cho rằng bộ quét quang học của Goodix tương đương với các bộ quét vân tay trước đây cũng như máy quét vân tay quang học của Qualcomm.

    "Nó đủ bảo mật để Google cho phép máy quét của chúng tôi được sử dụng để xác thực cho Google Pay." Ông Zhang bổ sung thêm. "Trên thực tế, chúng tôi làm việc với Google để đảm bảo máy quét của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn của họ."

    Điều tiếp theo sẽ là gì?

    Chỉ trong vòng 2 năm, máy quét vân tay trong màn hình đã đi từ một ý tưởng đầy tham vọng của tương lai trở thành một tính năng trên gần như mọi điện thoại Android. Ngay cả các thiết bị tầm trung như chiếc Realme X, Redmi K20 và Meizu 16X cũng ra mắt với máy quét vân tay trong màn hình.

    Hiện tại đang có đến 41 mẫu điện thoại dùng giải pháp của Goodix, và cứ với tốc độ ra mắt các phiên bản mới của các thương hiệu Trung Quốc như hiện nay, con số này có thể tăng thêm hàng chục mẫu điện thoại khác vào cuối năm nay.

    Ông Zhang cho biết, các máy quét vân tay trong màn hình sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng doanh thu của công ty, khi Goodix đang hợp tác với nhiều thương hiệu ô tô Trung Quốc để đưa các máy quét vân tay này lên cánh cửa xe.

    Nhưng một đối thủ cạnh tranh mới, hoặc cũng có thể một khách hàng tiềm năng, sắp xuất hiện: Theo các nguồn tin đáng tin cậy, Apple, sau khi từ bỏ cảm biến quét vân tay để chuyển sang dùng nhận diện gương mặt hai năm trước, đang chuẩn bị đưa cảm biến vân tay trong màn hình lên các mẫu iPhone 2020.

    Tham khảo Forbes


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày