Jack Ma định nghỉ hưu từ 2004 vì bị ‘cà khịa’ không đủ giỏi để làm CEO, 2019 nghỉ xong ông mới nói: ‘Alibaba không cần bản sao của tôi, một Jack Ma đã là quá đủ’
Phát biểu tại Hội nghị CEO toàn cầu của Forbes ngày 15/10, Ma cho biết ông lần đầu tiên thức tỉnh ý tưởng về việc nghỉ hưu từ năm 2004, khi một nhà đầu tư mạo hiểm nói với ông rằng ông "không đủ tiêu chuẩn để làm CEO".
Tháng trước, Jack Ma – người sáng lập tập đoàn Alibaba đã tuyên bố nghỉ hưu và tất nhiên, ông chưa bao giờ xem nhẹ quyết định này.
Ngày 10/9 vừa qua, vị tỷ phú 55 tuổi cho biết sẽ thôi giữ chức Chủ tịch điều hành Alibaba, chính thức kết thúc 20 năm lãnh đạo gã khổng lồ thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc. Tuy nhiên, mới đây, Ma tiết lộ đó là kế hoạch mà ông đã tính đến trong hơn một thập kỷ.
Phát biểu tại Hội nghị CEO toàn cầu của Forbes ngày 15/10, Ma cho biết ông lần đầu tiên thức tỉnh ý tưởng về việc nghỉ hưu từ năm 2004, khi một nhà đầu tư mạo hiểm nói với ông rằng ông "không đủ tiêu chuẩn để làm CEO". Mặc dù vậy, đến năm 2009, khi Alibaba kỷ niệm thành lập 10 năm, kế hoạch kế nhiệm của ông mới được bắt đầu một cách nghiêm túc.
Ma chia sẻ với người tham dự hội nghị ở Singapore: "Ngày đó, tôi bắt đầu nghĩ rằng mình nên chuẩn bị cho việc nghỉ hưu. Ngày đó, tôi quyết định lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Alibaba, tức ngày 10/9/2019 sẽ là thời điểm tôi thôi giữ chức Chủ tịch".
Ma thường nói rằng ông muốn công ty do mình thành lập năm 1999 tồn tại được 102 năm. Để giúp hiện thực hóa tầm nhìn đó, Ma cho biết ông và nhóm của mình đã tập trung vào hệ thống lãnh đạo mạnh mẽ, coi trọng những cách tư duy mới và làm việc chăm chỉ.
Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc chia sẻ: "Không bao giờ nên có một bản sao của Jack Ma. Một Jack Ma đã là quá đủ cho Alibaba. Chính vì vậy, trong 10 năm qua, chúng tôi đã cố gắng xây dựng một hệ thống có sự lãnh đạo đúng đắn. Một hệ thống có thể tạo ra, khám phá và đào tạo rất nhiều nhà lãnh đạo".
Điều đó bao gồm cả nghiên cứu Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, hệ thống Quốc hội Anh và chính trị La Mã để đưa ra những quy định phù hợp với công ty. Theo Ma, văn hóa, con người và hệ thống là những điều giúp một công ty tồn tại được hàng trăm năm chứ không chỉ riêng con người. Ông nói: "Chúng tôi đã dành một năm để thảo luận và tranh luận về hệ thống, nơi các nhà lãnh đạo có thể đấu tranh cho tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của công ty".
Daniel Zhang, người kế nhiệm của Jack Ma tại Alibaba cho biết ông cảm thấy tự tin rằng tập đoàn có chiến lược lãnh đạo đủ mạnh để có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ tới.
Jack Ma (trái) và Daniel Zhang.
Zhang từng chia sẻ: "Tập đoàn không bao giờ nên chỉ phụ thuộc vào một mình Jack Ma. Ông ấy cũng sẽ già đi hay thậm chí là bị ốm, tệ hơn là bị tai nạn ô tô hoặc bất cứ điều gì khác khiến ông ấy không thể lãnh đạo Alibaba được nữa. Và chúng tôi cần chuẩn bị sẵn sàng ngay cả khi không có ông ấy.
Trong khi Jack Ma có phong cách lãnh đạo sôi nổi thì Zhang lại là một người có phong thái nhỏ nhẹ, kín kẽ. Ông có bằng cử nhân tài chính của Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải và từng có thời gian làm kế toán.
Năm 2007, Zhang gia nhập Alibaba. Khi đó, ông đang là giám đốc tài chính của nhà phát triển game Shanda Interactive. Trong thời gian cống hiến tại tập đoàn, ông được ghi nhận với một số thành tích đáng chú ý như khởi xướng sự kiện mua sắm "Ngày độc thân" diễn ra vào ngày 11/11 hàng năm kể từ 2009. Năm ngoái, doanh thu của ngày này đã đạt mức cao kỷ lục là 30,8 tỷ USD.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng