Jeff Bezos, "ông trùm Amazon" tuổi Mão và 5 bài học phải thuộc nằm lòng nếu muốn thành công
Chấp nhận rủi ro, không sợ sai lầm và dám mơ lớn,... là những yếu tố đưa Jeff Bezos và Amazon đến với thành công.
- Trắng trợn như Amazon: Sao chép thiết kế, điên cuồng hạ giá và “dìm hàng” đối tác để thúc đẩy thương hiệu riêng
- Rộ tin đồn Jeff Bezos sẽ trở lại làm CEO sau khi Amazon sa thải 18.000 nhân viên
- Hung tin đầu năm cho 18.000 nhân viên Amazon
- Apple và Amazon mất 800 tỷ USD vốn hóa năm 2022
- Từng bị cả phố Wall cười nhạo, 20 năm sau Amazon cười lại thị trường: Mảng mới thu hàng chục tỷ USD/năm, hoạt động tốt hơn cả TMĐT
Kể từ khi thành lập Amazon - tiền thân là một cửa hàng sách trực tuyến tại gara gia đình vào năm 1994, tỷ phú Jeff Bezos đã biến cửa hàng sách online thành đế chế thương mại điện tử hàng đầu Thế giới với vốn hóa nghìn tỷ USD cùng khối tài sản ròng cá nhân vượt hơn 116,9 tỷ USD (theo Forbes).
Mặc dù đã tiến hành bàn giao quyền giám đốc điều hành tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất hành tinh cho người kế nhiệm Andy Jassy hồi tháng 7/2022 qua, không thể phủ nhận tầm nhìn và sức ảnh hưởng của nhà sáng lập "đế chế" Amazon.
(Ảnh: Dean Rutz/KRT/ABACA/Alamy Stock)
Trong suốt khoảng thời gian giữ vai trò "sếp tổng" của Amazon, Jeff Bezos thường xuyên chia sẻ những lời khuyên và bài học kinh nghiệm của bản thân thông qua các cuộc trả lời phỏng vấn và thư gửi cổ đông hàng năm.
Dưới đây là 5 trong nhiều bài học để đời của ông về sự thành công.Chấp nhận rủi ro
(Ảnh: Amazon)
"Khi bạn nghĩ về những điều bản thân sẽ hối tiếc lúc 80 tuổi, chúng hầu như đều là những điều bạn đã không làm. Rất hiếm khi bạn hối hận về điều gì đó mà bạn đã làm dù thất bại, không hiệu quả hay bất cứ điều gì", Bezos nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2018.
Triết lý đó đã giúp định hình cuộc sống của Bezos trước khi ông thành lập Amazon.
Thời điểm 30 tuổi, Bezos có công việc đầy triển vọng ở Phố Wall tại quỹ đầu cơ D. E. Shaw, nhưng ông đã nhìn thấy sự hứa hẹn trong tương lai của nền kinh tế Internet và nảy ra ý tưởng lập nên một hiệu sách trực tuyến. Sếp của Bezos đồng ý rằng ý tưởng này có tiềm năng, nhưng ông vẫn cố gắng thuyết phục Bezos rằng sẽ ít rủi ro hơn nếu tiếp tục công việc mà ông đang có.
"Tôi hình dung mình lúc 80 tuổi, nghĩ lại cuộc đời mình trong một khoảnh khắc tĩnh lặng: Tôi có hối hận khi rời công ty này vào giữa năm và bỏ tiền thưởng hàng năm của mình hay không?", vị tỷ phú nói. Và Bezos đã quyết định thực hiện ý tưởng của mình - thành lập Amazon ngay tại một garage ở ngoại ô Seattle vào mùa hè năm 1994. Trang web đi vào hoạt động một năm sau đó vào ngày 16/7/1995.
"Tôi không nghĩ rằng mình sẽ hối hận vì đã cố gắng và thất bại. Và tôi nghĩ rằng mình sẽ luôn bị ám ảnh nếu quyết định không cố gắng", Bezos nói vào năm 2018. Vì vậy, ông đã chọn con đường kém an toàn hơn là theo đuổi niềm đam mê của mình và cảm thấy tự hào về nó.
"Việc tưởng tượng bạn lúc về già 80 tuổi ngồi nghĩ lại về cuộc đời cũng như những lựa chọn mà bạn có thể hối hận" cũng tốt cho những quyết định mang tính cá nhân, theo Bezos.
“Tôi không chỉ đang nói về công việc kinh doanh,” ông nói. Nó áp dụng với tất cả mọi khía cạnh, kiểu như bạn yêu ai đó nhưng không dám nói với họ, để rồi 50 năm sau, bạn sẽ kiểu “Tại sao tôi lại không thổ lộ với cô ấy? Tại sao tôi không dứt khoát hơn?”. Đó cũng là một điều hối tiếc trong cuộc sống mà bạn sẽ chẳng thấy hạnh phúc gì khi kể lại câu chuyện cuộc đời mình".
Đưa ra các quyết định phù hợp một cách nhanh chóng
(Ảnh: AMY LOMBARD / WIRED)
Jeff Bezos tin rằng chìa khóa để duy trì một doanh nghiệp sáng tạo là đưa ra các quyết định phù hợp một cách nhanh chóng.
Trong thư gửi cổ đông của Amazon vào năm 2015, ông từng viết về tầm quan trọng của tốc độ và sự nhanh nhẹn trong việc biến Amazon trở thành một công ty lớn đồng thời là một cỗ máy phát minh. Hầu hết quyết định ông đưa ra đều không thể đảo ngược, nhưng một số thì không, ông thừa nhận.
“Hầu hết các quyết định đều có thể thay đổi, đảo ngược – chúng là cánh cửa hai chiều,” ông viết. Trong trường hợp khi bạn đưa ra quyết định “không tối ưu, bạn sẽ không phải gánh chịu hậu quả quá lâu từ quyết định đó. Bạn có thể mở lại cửa và quay trở lại.” Tuy nhiên, những loại quyết định đó nên được đưa ra một cách nhanh chóng.
Những nhân sự hoặc doanh nghiệp dành quá nhiều thời gian để cân nhắc về việc có nên đảo ngược quyết định hay không có nguy cơ bị đánh giá là chậm chạp, không biết lường trước rủi ro…, theo cựu CEO của Amazon.
"Tất cả quyết định sáng suốt nhất của tôi trong kinh doanh và đời sống đều được đưa ra bằng cả tâm huyết, trực giác và sự can đảm, chứ không phải bằng phân tích", vị tỷ phú nói trong một cuộc phỏng vấn tại Câu lạc bộ Kinh tế Washington vào năm 2018.
Tìm ra niềm đam mê của bản thân
(Ảnh: Kyle Johnson/The New York Times/Redux)
Tìm ra niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống là mấu chốt trong lời khuyên mà Bezos thường đưa ra cho các nhân viên trẻ cũng như 4 người con của mình, vị tỷ phú nói tại Diễn đàn Lãnh đạo năm 2018.
Nói cách khác, tìm cách tạo dựng sự nghiệp từ niềm đam mê là thành công thực sự theo quan điểm của Bezos. Và, ông tin rằng mọi người đều có đam mê.
“Bạn không chọn đam mê của mình, đam mê của bạn chọn bạn,” ông nói vào thời điểm đó. "Tất cả chúng ta đều có những niềm đam mê nhất định và người may mắn là người có thể theo đuổi những thứ đó."
Mặc dù Bezos cho biết bản thân đã theo đuổi đam mê của mình khi quyết định thành lập Amazon, song những năm gần đây, người giàu nhất thế giới thừa nhận rằng đam mê thực sự của cả đời ông là vũ trụ. "Khi tôi mới 5 tuổi, cũng là thời điểm Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng, tôi bắt đầu có đam mê với vũ trụ, tên lửa, động cơ tên lửa và du hành vũ trụ", ông nói vào năm 2019.
Ông đã chi hàng tỷ USD cho công ty vũ trụ của mình, Blue Origin và một trong những điều đầu tiên ông sẽ làm sau khi từ chức giám đốc điều hành Amazon là trở thành hành khách trong chuyến bay đầu tiên của Blue Origin vào ngày 20/7 cùng em trai.
Chấp nhận đi đường vòng
(Ảnh: MANDEL NGAN/AGENCE FRANCE-PRESSE/GETTY IMAGES)
Trong thư gửi cổ đông Amazon năm 2018, Bezos có viết một phần với tiêu đề "Trực giác, sự tò mò và sức mạnh của việc đi đường vòng". Trong đó, cựu CEO của Amazon đề cập về tầm quan trọng của việc dành thời gian để khám phá tính hiếu kỳ của bản thân nhằm đưa ra các giải pháp và sáng tạo cho mọi thách thức.
Theo Bezos, một trong những bài học mà ông học được khi xây dựng Amazon là thành công có thể đến thông qua sự lặp đi lặp lại: phát minh, khởi động, phát minh lại, bắt đầu lại... Con đường dẫn đến thành công là bất cứ điều gì chứ không chỉ đường thẳng."
Đừng đánh mất sự khác biệt
(Ảnh: Daniel Oberhaus/Medium)
Tháng 4, trong lá thư cuối cùng gửi cổ đông với tư cách là CEO của Amazon, ông Bezos viết về tầm quan trọng của việc giữ tính độc đáo của bản thân.
“Chúng ta đều biết rằng sự khác biệt, hay độc đáo, là thứ rất có giá trị. Chúng ta đều được dạy để là chính mình. Điều tôi thực sự muốn các bạn làm được là hãy chấp nhận và phải thực tế về việc bản thân bạn cần bao nhiều năng lượng để duy trì sự khác biệt đó. Thế giới muốn bạn bình thường theo một nghìn cách khác nhau… nhưng đừng để điều đó xảy ra”, theo Jeff Bezos.
Vị tỷ phú cho rằng việc duy trì sự khác biệt của mỗi người là rất đáng giá, mặc dù nó đòi hỏi sự “làm việc chăm chỉ liên tục.”
"Khi xưa, người ta thường dùng câu ‘Mọi nỗi đau sẽ dừng lại ngay khi bạn cho phép sự khác biệt của mình được tỏa sáng’ để khuyên ai đó hãy là chính mình. Tuy nhiên, câu nói đó rất dễ khiến nhiều người nhầm lẫn. Là chính mình là một điều đáng giá, nhưng đừng hy vọng đó là việc dễ dàng hay miễn phí".
Tham khảo: CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng