Vị tỷ phú Amazon nhận trách nhiệm nặng nề: chuẩn bị cơ sở hạ tầng để thế hệ tương lai có thể gây dựng các công ty vũ trụ của riêng họ.
- Lộ diện tàu hạ cánh Blue Moon trong đại kế hoạch trở lại bề mặt Mặt Trăng của CEO Amazon Jeff Bezos
- Nhà vật lý học vũ trụ nổi tiếng: trong ngành công nghệ, Elon Musk còn quan trọng hơn cả Steve Jobs, Jeff Bezos và Mark Zuckerberg
- Tại sao Jeff Bezos lại ủng hộ nhà khoa học chuyên nghiên cứu về chống lão hóa này?
- 9 sự thật nổ não về sự giàu có tột cùng của CEO Amazon, Jeff Bezos
- 5 đặc điểm tách biệt những người giàu có nhất thế giới như Jeff Bezos và Mark Zuckerberg khỏi số đông còn lại
- Tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos: Khi 80 tuổi, tôi chắc chắn sẽ không hối hận vì những gì đã thử trong đời
Jeff Bezos, CEO của Amazon, đưa ra một lý do rất đơn giản để công ty Blue Origin của mình thành công. Sứ mệnh hiện tại của công ty hàng không vũ trụ này là tìm cách lên Mặt Trăng dễ dàng, và theo Bezos, sứ mệnh cao cả hơn của nó là “đảm bảo nhân loại tồn tại lâu dài”. Mặt Trăng sẽ phải là điểm khởi đầu, ông đã nói vậy với người tới dự sự kiện Re:MARS do chính ông tổ chức.
Tháng Năm vừa rồi, Bezos ra mắt thiết bị có khả năng hạ cánh lên Mặt Trăng mang tên Blue Moon, sinh ra để vận chuyển hàng hóa lên nhà chị Hằng, sẵn sàng giúp con người “định cư lâu dài”. Ông nói thêm Mặt Trăng là một phần trong kế hoạch cứu nhân loại của ông.
“Lý do ta phải vươn tới không gian, theo quan điểm của tôi, là để cứu lấy Trái Đất”, Jeff Bezos nói. “Nếu chúng ta muốn tiếp tục đi xa với tư cách là một nền văn minh, ta cần phải đi ngay - và tôi đang nói tới một dự án mà con cháu chúng ta cùng cả những thế hệ tiếp nối nữa đều có thể chung tay thực hiện”.
Ông khẳng định: “Thế hệ hiện tại sẽ không thể một mình hoàn thiện nổi”.
Bản thân Mặt Trăng cũng là một điểm trung chuyển hợp lý vô cùng. Nó có nước, tồn tại dưới dạng băng; theo lời Bezos thì điểm đến Mặt Trăng “chỉ cách có 3 ngày di chuyển”; có thể thu nhận năng lượng Mặt Trời từ trên đó; lực hấp dẫn trên Mặt Trăng yếu, nên việc nâng hàng hóa, đồ đạc sẽ không tốn nhiều năng lượng.
Trái Đất nằm ở đâu trong bản kế hoạch này?
Bezos đưa ra lời nhận định: quê hương của nhân loại không nên tiếp tục chứa chấp những nhà máy đang hủy hoại cả Trái Đất.
“Chúng ta cần đưa những ngành công nghiệp nặng ra khỏi Trái Đất. Và đằng nào, vận hành chúng ngoài không gian cũng vẫn hiệu quả hơn”, vị tỷ phú nói. “Ta sẽ tái thiết lại Trái Đất để có thêm không gian sinh hoạt và địa điểm để duy trì các ngành công nghiệp nhẹ”.
Vị tỷ phú nhìn xa trông rộng coi những bước đầu tiên này là trả những món nợ xưa, và bỏ tiền lót đường cho tương lai.
“Thành lập Amazon hồi 1994 rất dễ bởi hệ thống vận tải đã tồn tại sẵn rồi, chúng là Dịch vụ bưu chính Mỹ, Deutsche Post và Royal Mail”, ông nói. Bên cạnh đó còn có hệ thống tài chính ổn định, thẻ tín dụng, phương tiện liên lạc và rồi đến Internet.
Nếu một công ty mà phải xây dựng toàn bộ những thứ đó để, chắc phải tốn tới hàng tỷ USD. Nhưng khi mọi thứ cơ sở hạ tầng đã sẵn, ta đã không chỉ có Amazon, mà Facebook cũng được sinh ra trong một ký túc xá.
“Ngày nay, bạn không thể mở một công ty hàng không vũ trụ từ ký túc xá được”, ông so sánh bông đùa.
Blue Origin sẽ cung cấp một phần nhỏ cơ sở hạ tầng, bằng cách ứng dụng tên lửa tái sử dụng được. “Sứ mệnh của Blue Origin là xây nên hệ thống cơ sở hạ tầng, nhận những phần việc nặng nhọc để thế hệ sau có thể dựa vào đó mà phát triển, giống như cách tôi vận dụng dịch vụ thư tín của Mỹ vậy”.
Khi cô Jenny Freshwater hỏi liệu Jeff Bezos có xây một nhà kho Amazon trên Mặt Trăng không, ông đã đùa lại ngay rằng: “Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc giao hydro và oxy dưới dạng lỏng. Chúng chỉ chiếm một khu nhỏ thôi, nhưng quan trọng lắm nhé”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng