Kể chuyện trình duyệt 'rùa bò' Internet Explorer thời còn 'làm mưa làm gió'

    Tuấn Anh,  

    Những năm 1980, sau khi IBM thành công, tên tuổi của Microsoft cũng nổi lên theo nhờ hệ điều hành MS-DOS được cài mặc định trong các máy tính của IBM.

    Nội dung nổi bật:

    Những năm 1980, sau khi IBM thành công, tên tuổi của Microsoft cũng nổi lên theo nhờ hệ điều hành MS-DOS được cài mặc định trong các máy tính của IBM. Kể từ đó, Microsoft có đà trở thành kẻ độc quyền trên thị trường trình duyệt nhờ Internet Explorer.

    Microsoft liên tục bị kiện vì "không cho các trình duyệt khác có cơ hội đi lên" bằng cách ép buộc các nhà sản xuất muốn cài hệ điều hành Windows thì phải tích hợp luôn Internet Explorer làm trình duyệt mặc định.

    Phán quyết: Tòa án các nơi nhiều lần tuyên mức phạt và yêu cầu Microsoft phải chấp hành luật chống độc quyền.

    Kết quả: Kiện cáo dây dưa vì kháng cáo quá giỏi.


    Microsoft là kẻ "độc quyền trắng trợn" hay một câu chuyện thành công của Mỹ? Trình duyệt nào được sử dụng để vào mạng nhiều nhất? Những câu hỏi này đã từng khiến tập đoàn Microsoft "dây dưa" vào những vụ kiện chống độc quyền đình đám xoay quanh trình duyệt Internet Explorer vào thời mạng Internet đang trở nên phổ biến.

    Nói một cách đơn giản, "trình duyệt web" là một chương trình thân thiện với người dùng, cho phép người dùng xem và trao đổi tài nguyên từ các nơi khác nhau.

    Thủ thuật độc quyền

    Trước năm 1980, chẳng mấy người ngoài giới tin học được nghe nói đến cái tên "Microsoft". Năm 1980, IBM chọn Micrsoft làm nhà cung cấp hệ điều hành cho dòng máy tính cá nhân sắp được tung ra vào tháng 8/1981. Microsoft chỉnh sửa QDOS (phần mềm mua lại cách đó không lâu, tên đầy đủ là Quick and Dirty Operating System) cho phù hợp với yêu cầu của IBM và đổi tên thành MS-DOS.

    Thành công của những chiếc máy tính cá nhân IBM có cài đặt sẵn MS-DOS giúp Microsoft trở thành nhà sản xuất hệ điều hành thống trị thị trường. Năm 1992, MS-DOS chiếm 80% các hệ điều hành được bán kèm với PC. Năm 1993, trên 120 triệu bản MS-DOS được cài đặt vào máy PC. Nhờ đó, doanh thu năm của Microsoft lên tới 3,75 tỷ USD.

    Thành công ấy khiến các nhà sản xuất đối thủ kêu trời rằng Microsoft đang hòng độc chiếm ngành phần mềm bằng các hợp đồng và chính sách giá dành cho các nhà sản xuất PC. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến một loạt các vụ kiện sau này, trong đó nổi bật nhất là vụ kiện giữa Netscape.

    Vụ kiện thứ nhất: Netscape và Microsoft

    Một số trình duyệt, như Netscape Navigator chỉ là một phần mềm "cài ngoài" trong hệ điều hành của máy tính khách hàng, còn Internet Explorer thì lại được tích hợp sẵn, đã thế lại còn hỗ trợ một vài chức năng hệ thống của máy.

    Cuộc cạnh tranh giữa Internet Explorer và Netscape Navigator nổ ra khi Microsoft tung ra bản Windows 95 có cài sẵn Internet Explorer. Ban đầu, Netscape nắm trong tay hơn 70% thị trường trình duyệt. Sau khi Windows 95 và Internet Explorer được tung ra lần đầu, con số này giảm xuống còn 60%. Một phần là do Netscape thu phí bản quyền trình duyệt Netscape Navigator đối với các nhà sản xuất. Netscape bắt đầu lo lắng và hối thúc chính quyền liên bang thực hiện hành động pháp lý.

    Và thế là năm 1997, Microsoft lại bị cáo buộc vì tội "thực hiện những hành vi marketing phi cạnh tranh. Vụ kiện này dựa trên những lập luận rằng Internet Explorer và Windows 95 là hai sản phẩm riêng biệt, nhưng lại được tích hợp lại làm một, từ đó mang lại cho Microsoft những lợi thế bất công so với Netscape.

    Tòa án khẳng định hành động này của Microsoft vi phạm cam kết công ty đã ký với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và Cục Cạnh tranh Liên minh châu vào năm 1995. Tòa án tìm cách buộc Microsoft bán Windows mà không có Internet Explorer hoặc phải cho Netscape Navigator tham gia sân chơi.

    Phán quyết

    Thẩm phán Thomas Penfield Jackson của Tòa án Địa phương Liên bang phán quyết rằng Microsoft không được phép yêu cầu các nhà sản xuất cài thêm Internet Explorer vào Windows 95. Thẩm phán Jackson nhấn mạnh rằng phán quyết này sẽ không gây cản trở lớn cho Microsoft hay ngăn chặn việc quảng bá Internet Explorer với tư cách là một sản phẩm riêng lẻ trên thị trường tự do.

    Kết quả

    Microsoft đã may mắn thoát khỏi vụ kiện đó bằng một loạt "thủ thuật" như thỏa thuận dàn xếp với Bộ tư pháp, chấp nhận chia sẻ thông tin với các đối thủ, công khai một phần mã nguồn, tách riêng trình duyệt IE khỏi hệ điều hành Windows và nới lỏng ràng buộc với các nhà sản xuất PC hơn. Cuối cùng tòa án Địa phương Liên bang đã lật ngược lại phán quyết của Judge Jackson.

    Vụ kiện thứ hai: Bộ Tư pháp Mỹ và Microsoft

    Đến tháng 5 năm 1998, khi cho ra đời Windows 98, Microsoft lại bị buộc tội vi phạm Luật chống độc quyền Sherman 1980 bằng việc dùng Windows 95 để thao túng thị trường trình duyệt Internet.

    Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc các hành vi bất hợp pháp sau đây của Microsoft:

    1. Năm 1995, Microsoft đề nghị Netscape cho trình duyệt Netscape trở thành trình duyệt chỉ dành riêng cho những hệ điều hành không phải Windows. Thế mà trên thực tế, Windows chiếm tới 90% hệ điều hành trên thị trường, Netscape đã từ chối lời đề nghị phi cạnh tranh này.

    2. Microsoft yêu cầu các nhà sản xuất mua bản quyền và cài đặt trình duyệt của mình, đây chính là điều kiện để được phép sử dụng hệ điều hành Windows 95.

    3. Microsoft óc ý định sử dụng hợp đồng ràng buộc tương tự để bắt các nhà sản xuất chấp nhận Windows 98.

    4. Microsoft ép buộc các nhà sản xuất phải sử dụng màn hình khởi động do mình thiết kế, để phòng tránh việc chừa vị trí nổi bật để hình ảnh của các trình duyệt đối thủ chen chân vào.

    5. Microsoft ký các hợp đồng phi cạnh tranh với gần như toàn bộ các nhà cung cấp trực tuyến lớn nhất và nổi tiếng nhất trong nước để chọn Internet Explorer làm trình duyệt mặc định.

    Kết quả

    Đến cuối năm 2001, Bộ Tư pháp Mỹ và Microsoft đã đạt được thỏa thuận theo đó một số hoạt động kinh doanh của Microsoft bị giới hạn nhưng không cấm hãng tích hợp trình duyệt cho hệ điều hành Windows. Tuy nhiên, khả năng kháng cáo của Microsoft rất giỏi. Sau nhiều lần bị đưa ra tòa, Microsoft vẫn có cách để "ỉm" đi.

    Giải pháp riêng của Microsoft

    Hồi tháng 6/2009, Microsoft đã tuyên bố sẽ gỡ bỏ hoàn toàn IE ra khỏi các phiên bản hệ điều hành Windows sử dụng ở châu Âu nhằm tránh tất cả các vấn đề về độc quyền. Dĩ nhiên, điều này sẽ khiến người dùng ở châu Âu bị thiệt hại đáng kể và đó không phải là mong muốn của EU.

    Khách hàng ở châu Âu khi sử dụng các phiên bản hệ điều hành Windows XP, Windows Vista và Windows sẽ thấy một màn hình hiển thị tự động giải thích trình duyệt là gì và có thể xem thông tin chi tiết của từng trình duyệt khi bấm nút "Tell me more".

    Sau đó người dùng sẽ được chọn trong một danh sách nhiều trình duyệt được sắp xếp theo bảng chữ cái để cài song song với IE hoặc cài riêng biệt. Họ cũng có thể quay lại màn hình trên để thay đổi lựa chọn trình duyệt bất cứ lúc nào.

    Microsoft cũng đã hứa sẽ chia sẻ nhiều hơn thông tin cho các công ty phần mềm trong vòng 10 năm tới nhằm giúp họ phát triển những chương trình và ứng dụng tương thích với Windows, Windows Server, Office, Exchange và SharePoint. Microsoft đã công bố dự định này trên trang chủ của mình.

    Theo Infonet

    >> IE12 sẽ là sự kết hợp hài hòa giữa Chrome và Firefox?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày