Kết cục bi đát của ông lớn tỷ đô Trung Quốc được mệnh danh "đối thủ tiềm năng của Tesla"
Ít nhất 15 công ty khởi nghiệp xe điện từng hứa hẹn sản xuất 10 triệu chiếc hàng năm nhưng nay đã sụp đổ hoặc đứng trước bờ vực phá sản khi những doanh nghiệp lớn hơn chiếm thị phần.
- Taxi Xanh SM: Đổi mới sáng tạo để định hình tiêu chuẩn mới của thị trường taxi Việt
- Tesla của Elon Musk “giảm ga”: Báo động đỏ cho tất các các nhà sản xuất xe điện toàn cầu?
- Toyota tuyên bố đi theo 1 công nghệ của Tesla, cục diện xe điện châu Á sắp biến động lớn?
- Chuyện gì đang xảy ra với Elon Musk: Bi quan bất thường về Tesla, né tránh câu hỏi về cả xe tự lái và AI, còn nhắc tới tình huống 'ngàn cân treo sợi tóc'
- Hãng xe Thụy Điển vừa phá sản: Có loại xe thế giới chưa ai làm được, từng nhận đơn hàng khủng nhất châu Âu
Đối thủ tiềm năng của Tesla ở Trung Quốc bên bờ phá sản
Nhân viên văn phòng ở Thượng Hải Vincent Kong giờ đây rất hối hận đã mua chiếc xe điện thể thao WM W6, kể từ thời điểm vận mệnh của nhà sản xuất ô tô trở nên tồi tệ hơn.
"Nếu WM Motor đóng cửa, tôi sẽ buộc phải mua một chiếc xe điện mới để thay thế chiếc W6 vì các dịch vụ sau bán hàng của công ty sẽ bị đình chỉ", Kong nói với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).
Anh đã chi khoảng 200.000 nhân dân tệ (27.782 USD) khi mua chiếc SUV này hai năm trước. "Quan trọng hơn, sẽ rất xấu hổ khi lái một chiếc xe của một thương hiệu đã phá sản".
Được thành lập vào năm 2015, WM Motor đã phải vật lộn với các vấn đề tài chính kể từ nửa cuối năm 2022.
WM không phải là công ty duy nhất ghi nhận thành tích kém cỏi trong thị trường xe điện nóng hổi của Trung Quốc, nơi có tới 200 nhà sản xuất ô tô được cấp phép.
Trong một thị trường ô tô, nơi 60% tổng số xe mới sẽ chạy bằng điện vào năm 2030, chỉ những nhà sản xuất có túi tiền dồi dào nhất, những mẫu xe đẹp nhất và được cập nhật thường xuyên nhất mới có thể tồn tại.
Lối thoát nhỏ nhoi này đang có nguy cơ biến thành một cơn lũ với ít nhất 15 công ty khởi nghiệp xe điện từng hứa hẹn sản xuất 10 triệu chiếc hàng năm nhưng nay đã sụp đổ hoặc đứng trước bờ vực phá sản khi những doanh nghiệp lớn hơn chiếm thị phần, theo China Business News.
WM Motor có trụ sở tại Thượng Hải từng là tấm gương cho sự bùng nổ xe điện ở Trung Quốc khi các nhà đầu tư rót khoảng 40 tỷ nhân dân tệ (khoảng hơn 5,4 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay) vào lĩnh vực này từ năm 2016 đến năm 2022. Công ty từng được coi là đối thủ tiềm năng của Tesla ở thị trường Trung Quốc .
Tuy nhiên, việc niêm yết cửa sau thất bại của WM đã ảnh hưởng đến khả năng gây quỹ của hãng. WM hiện đã phải cắt giảm một nửa lương nhân viên và đóng cửa 90% các phòng trưng bày có trụ sở tại Thượng Hải. China Business News đưa tin WM gần phá sản vì thiếu vốn cần thiết để duy trì hoạt động.
Theo bản cáo bạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra mắt công chúng nộp lên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông vào năm 2022 của WM, công ty đã công bố khoản lỗ 4,1 tỷ nhân dân tệ vào năm 2019, tăng 22% lên 5,1 tỷ nhân dân tệ vào năm 2020 và lên tới 8,2 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021 khi lượng bán hàng giảm sút.
Năm ngoái, WM chỉ bán được 30.000 chiếc tại thị trường đại lục đang phát triển nhanh, giảm 33%.
Cuộc chiến xe điện khốc liệt ở Trung Quốc: Kẻ mạnh tồn tại
Mục tiêu bán hàng quốc gia là 6 triệu chiếc vào năm 2025 do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đặt ra vào năm 2019 đã bị vượt qua.
Nhà phân tích Paul Gong của UBS dự báo hồi tháng 4 rằng việc giao xe thuần điện và xe plug-in hybrid dành cho hành khách ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 55% lên 8,8 triệu chiếc trong năm nay.
Xe điện được ước tính sẽ chiếm khoảng 1/3 doanh số bán ô tô mới ở Trung Quốc đại lục vào năm 2023 nhưng điều đó có thể không đủ để duy trì hoạt động tại nhiều nhà sản xuất xe điện, những công ty đã chi hàng tỷ USD cho các chi phí liên quan đến thiết kế, sản xuất và bán hàng.
"Tại thị trường Trung Quốc, hầu hết các nhà sản xuất xe điện đều lỗ do cạnh tranh gay gắt", Gong cho biết. "Hầu hết họ đều cho rằng giá lithium [một loại vật liệu chính được sử dụng trong pin xe điện] cao hơn là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu suất kém, nhưng họ không kiếm được lợi nhuận ngay cả khi giá lithium không đổi".
Triển lãm ô tô Thượng Hải vào tháng 4 đã chứng kiến WM cùng với 5 công ty khởi nghiệp nổi tiếng khác – Evergrande New Energy Auto, Qiantu Motor, Aiways, Enovate Motors và Niutron – bỏ qua sự kiện trưng bày kéo dài 10 ngày, một hội chợ ô tô lớn nhất quốc gia.
Các nhà sản xuất ô tô này đã đóng cửa nhà máy hoặc ngừng nhận đơn đặt hàng mới do cuộc chiến giá cả khốc liệt đã gây thiệt hại cho thị trường ô tô và xe điện lớn nhất thế giới.
Ngược lại, Nio, Xpeng và Li Auto, ba công ty khởi nghiệp xe điện hàng đầu của đại lục, đã thu hút đám đông lớn nhất đến gian hàng của họ, mỗi gian hàng có diện tích khoảng 3.000m2.
"Thị trường xe điện Trung Quốc có tiêu chuẩn cao", David Zhang, giáo sư thỉnh giảng tại Trường Cao đẳng Khoa học và Công nghệ Huanghe (Trung Quốc), cho biết.
"Một công ty phải huy động đủ vốn, phát triển các sản phẩm mạnh và cần một đội ngũ bán hàng hiệu quả để tồn tại trong thị trường cạnh tranh. Khi bất kỳ ai trong số họ phải vật lộn với tình trạng căng thẳng về nguồn vốn hoặc kết quả mờ nhạt, tương lai của họ sẽ được đếm ngược trừ phi họ có thể đảm bảo được nguồn vốn mới".
Giám đốc điều hành Nio William Li hồi năm 2021 dự đoán, cần ít nhất 40 tỷ nhân dân tệ vốn để một công ty khởi nghiệp xe điện có thể có lãi và tự cung tự cấp.
Giám đốc điều hành Xpeng He Xiaopeng cho biết vào tháng 4 rằng, đến năm 2027, chỉ còn 8 nhà lắp ráp ô tô điện sẽ tồn tại vì những công ty nhỏ hơn sẽ không thể tồn tại trước sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng.
"Sẽ có một số đợt loại bỏ lớn (đối với các nhà sản xuất ô tô) trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô chuyển sang điện khí hóa", He Xiaopeng ví von. "Mọi cầu thủ đều phải nỗ lực để tránh xuống hạng".
Cả Nio và Xpeng đều chưa tạo ra lợi nhuận, trong khi Li Auto chỉ báo cáo lợi nhuận hàng quý kể từ quý tháng 12 năm ngoái.
"Trong một thị trường năng động, các công ty khởi nghiệp về xe điện phải tạo ra một phân khúc thích hợp để xây dựng cơ sở khách hàng của riêng họ", Chủ tịch Nio Qin Lihong cho biết.
"Nio, với tư cách là một nhà sản xuất xe điện cao cấp, sẽ đứng vững trong định vị là đối thủ của các thương hiệu xe chạy xăng như BMW, Mercedes-Benz và Audi. Chúng tôi vẫn đang cố gắng củng cố chỗ đứng của mình trong phân khúc xe cao cấp".
Nỗ lực tìm đầu ra
Những doanh nghiệp Trung Quốc nhỏ hơn đang tìm kiếm hợp tác ở nước ngoài sau khi không thể xâm nhập đáng kể vào thị trường quê nhà.
Zhang cho biết các nhà lắp ráp xe điện Trung Quốc, vốn đang vật lộn để giành được chỗ đứng trên thị trường quê nhà, đang hướng ra nước ngoài nhằm thu hút các nhà đầu tư mới.
Enovate Motors có trụ sở tại Chiết Giang, không nằm trong số các nhà sản xuất xe điện hàng đầu của Trung Quốc, đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Ả Rập Saudi.
Doanh nghiệp đã ký thỏa thuận với chính quyền Ả Rập Saudi và đối tác liên doanh Sumou để thành lập một nhà máy xe điện với công suất hàng năm là 100.000 chiếc.
Một công ty nhỏ khác, Human Horizons có trụ sở tại Thượng Hải, đã thành lập một liên doanh trị giá 5,6 tỷ USD với Bộ đầu tư Ả Rập Saudi vào tháng 6 để tiến hành "nghiên cứu, phát triển, sản xuất và bán ô tô".
Thương hiệu HiPhi duy nhất của Human Horizon không có tên trong danh sách 15 xe điện hàng đầu Trung Quốc xét về doanh số hàng tháng.
Phate Zhang, người sáng lập nhà cung cấp dữ liệu xe điện CnEVPost có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết: "Hầu hết các hãng xe điện nhỏ ở Trung Quốc, với sự hỗ trợ tài chính và chính sách từ chính quyền địa phương, vẫn đang gặp khó khăn trong việc phát triển và chế tạo ô tô điện thế hệ tiếp theo trong bối cảnh Trung Quốc đạt được mục tiêu trung hòa carbon".
Byton, một công ty khởi nghiệp về xe điện được hỗ trợ bởi chính quyền thành phố Nam Kinh và nhà sản xuất ô tô nhà nước FAW Group, đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 6 năm nay sau khi không thể sản xuất mẫu xe đầu tiên, chiếc xe thể thao đa dụng M-Byte, từng được quảng bá tại Triển lãm ô tô Frankfurt 2019.
Cao Hua, đối tác của công ty cổ phần tư nhân Unity Asset Management có trụ sở tại Thượng Hải, chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp chuỗi cung ứng xe, cho biết: "Những ngày mưa đang ở phía trước đối với những công ty nhỏ không có nhà đầu tư mạnh để hỗ trợ thiết kế và sản xuất ô tô".
"Xe điện là một ngành kinh doanh cần nhiều vốn và mang lại rủi ro cao, đặc biệt là những công ty khởi nghiệp chưa xây dựng được nhận thức thương hiệu trong thị trường cạnh tranh cao này".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng