Kết thúc 74 năm 'hoàng kim', Toshiba chính thức 'bán mình' với 13,5 tỷ USD, hủy giao dịch trên sàn chứng khoán
Toshiba thông báo sẽ huỷ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) và bước vào quá trình tư nhân hoá.
- Toshiba và cơn bĩ cực phải bắt tay với đối thủ để tồn tại, tất cả chỉ vì người dân lười đi làm
- Từ quyết định bán mình của Toshiba, nhìn lại những cú sập đầy tiếc nuối của các "siêu tượng đài" Nhật Bản
- Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
- Toshiba - Hãng điện tử 148 năm của Nhật Bản chốt bán mình với giá 15,3 tỷ USD?
Bloomberg đưa tin, Tập đoàn Toshiba thông báo cho đến nay đã có đủ số lượng cổ đông tham gia đợt chào bán trị giá 2 nghìn tỷ yen (13,5 tỷ USD) cho quỹ đầu tư tư nhân Japan Industrial Parters dẫn đầu. Theo đó, tập đoàn Nhật Bản sẽ được tư nhân hoá và kết thúc 74 năm hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp niêm yết.
Toshiba, tập đoàn được thành lập từ năm 1875, cho biết liên doanh do JIP dẫn đầu hiện nắm giữ 78,65% tổng số cổ phần của họ. Theo đó, JIP có khả năng thuyết phục các cổ đông còn lại và nắm toàn quyền kiểm soát Toshiba trong thương vụ được coi là thương vụ M&A lớn nhất Nhật Bản trong năm nay.
Toshiba cũng cho biết, họ sẽ chốt ngày huỷ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE). Việc tập đoàn này ngừng giao dịch công khai sẽ khép lại một thập kỷ đầy khó khăn với họ, với những vụ bê bối, thua lỗ triền miên gây ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông.
Quá trình đấu giá kéo dài đã khiến hãng phát minh máy tính xách tay và bộ nhớ flash đầu tiên trên thế giới rơi vào trạng thái “lấp lửng” trong suốt 1 năm qua, trong bối cảnh cả ngành đang chú tâm đến lĩnh vực AI.
Trong khi đó, chi nhánh sản xuất chip của Toshiba - Kioxia Holdings Corp., đã tụt hậu so với các hãng dẫn đầu thị trường là Samsung và SK Hynix, cùng với đó là các cuộc đàm phán để sáp nhập hoạt động kinh doanh bộ nhớ flash với Western Digital đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Trước đó, Bloomberg nhận định quá trình "bán mình" của Toshiba là khá phức tạp. Những nguyên nhân khiến thời gian thương vụ này kéo dài là vấn đề nhạy cảm về công nghệ điện hạt nhân, các ngân hàng chưa sẵn sàng bơm vốn vì lo ngại tình hình kinh tế vĩ mô.
8 năm qua, Toshiba chứng kiến rất nhiều thảm hoạ. Sau vụ sóng thần 2011 khiến nhà máy hạt nhân Fukushima Dai Ichi đóng cửa, năm 2015, tập đoàn đối diện với vụ bê bối kế toán, làm giả số liệu lợi nhuận và dẫn đến việc bị yêu cầu tái cấu trúc công ty.
Sau đó, hãng cũng phải chịu sự thụt lùi lớn trong mảng kinh doanh hạt nhân, dẫn đến khoản lỗ 6,3 tỷ USD, đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết. Tình hình tồi tệ đến mức Toshiba đã phải bán sạch mảng kinh doanh vốn "hái ra tiền" là sản xuất chip nhớ Kioxia.
Trong nhiều năm qua, Toshiba đã chứng kiến 3 “đời” chủ tịch đến và đi. Đầu năm nay, CEO Goro Yanase đã từ chức để chịu trách nhiệm về các yêu cầu bồi thường từ những khoản chi cho giải trí không phù hợp.
Các nhà hoạt động cũng bắt đầu thảo luận về việc công ty này gặp khó khăn vào năm 2021. Sau đó, Toshiba thông báo kế hoạch chia tách thành 3 công ty, khi dự định trước đó là chia làm 2. CEO ở thời điểm đó đã phải từ chức vì tình hình quá hỗn loạn, sau đó HĐQT bắt đầu mời thầu để thực hiện nỗ lực tư nhân hoá.
Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng Toshiba cũng thống nhất bán lại cho JIP. Quỹ này đã tham dự nhiều thương vụ mua lại nổi tiếng, ví dụ như thâu tóm mảng sản xuất máy tính cá nhân Vaio Corp từ Sony Group vào năm 2014.
Các giám đốc điều hành và chủ nợ của Toshiba cho biết việc tư nhân hoá sẽ cho phép Toshiba tập trung vào chiến lược dài hạn hơn. Công ty này có có hoạt động kinh doanh bao gồm nhà máy điện hạt nhân, chất bán dẫn điện, pin và ổ đĩa cứng.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng